CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN
2.4 Những tồn tại về việc tài trợ tại các ngân hàng TMCP VN đối với ngành
thuỷ sản hiện nay
2.4.1 Những thành tựu trong việc tài trợ của các ngân hàng TMCP VN đối vớingành thủy sảnngành thủy sản ngành thủy sản
Chất lượng tín dụng được đảm bảo, dư nợ của các ngân hàng TMCP dành cho thủy sản tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu khơng đáng kể. Do đó, nguồn lợi nhuận thu được từ cho vay là khá ổn định
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay thủy sản của một số ngân hàng năm 2008
Đvt: tr.đ
Stt TCTD Tổng dư nợ Dư nợ thuỷ sản Nợ xấu Tỷ lệ (%
1 ACB 34,832 1,985 35 0.10
2 Sacombank 35,008 2,010 44 0.13
3 Techcombank 26,018 864 15 0.06
4 Eximbank 21,232 1,020 20 0.09
Tuy nhiên, sang năm 2009 tình hình nợ xấu tại các ngân hàng giảm đáng kể có thể do các yếu tố bất ổn của thị trường thế giới đã giảm, hơn nữa các doanh nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay thủy sản của một số ngân hàng năm 2009
Đvt: tr.đ
Stt TCTD Tổng dư nợ Dư nợ thuỷ sản Nợ xấu Tỷ lệ(%)
1 ACB 62,358 2,300 30 0.05
2 Sacombank 59,830 2,500 41 0.07
3 Techcombank 42,113 1,350 17 0.04
4 Eximbank 38,381 1,420 15 0.04
Thủ tục và quy trình cho vay đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đây cũng là những chỉ tiêu để đánh giá sự chuyên nghiệp của ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng. Hiện giờ các ngân hàng phần lớn đều có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, cạnh tranh theo số lượng khách hàng kiếm được. Vì vậy khách hàng vay khơng phải chờ đợi ngân hàng phục vụ như trước mà có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng đến tận nơi nhận, hướng dẫn hồ sơ.
Các ngân hàng TMCP hiện nay đều có sản phẩm tài trợ xuất khẩu với các điều kiện ưu đãi về lãi suất hoặc cho vay chỉ dựa trên nguồn thu xuất khẩu dành cho
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Chẳng hạn Eximbank với chương trình cho vay USD tài trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất, hoặc cho vay VNĐ lãi suất ưu đãi, hay ACB với tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói…
Các ngân hàng TMCP đang dần có những chuyển hướng tài trợ cho nông thôn nói chung và cho nơng nghiệp nói riêng, tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận vốn vay dễ dàng như Ngân hàng Liên Việt có chương trình tín dụng nơng nghiệp – nơng thơn áp dụng trong giai đoạn 2010 - 2013, ngân hàng này sẽ cho vay lĩnh vực nông thôn khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng để đẩy mạnh tín dụng nơng nghiệp ở ĐBSCL (riêng năm 2010 sẽ cho vay khoảng 1.200 tỷ đồng, thí điểm ở Hậu Giang, Cần Thơ, và An Giang). Đối tượng của chương trình là hộ nơng dân; chủ trang trại; các hợp tác xã ở nông thôn; tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ phục vụ nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp; các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Tín dụng sẽ được cấp trực tiếp tới các hộ nơng dân, doanh nghiệp; hoặc cấp tín dụng thơng qua tổ vay vốn có sự giám sát của Hội Cựu chiến binh.
Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các nhu cầu về vốn. Ngồi sản xuất kinh doanh, hộ nơng dân cịn được các ngân hàng cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: Xuất khẩu lao động; Mua xe ô tô, xe máy để phục vụ sản xuất đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà; Khắc phục khó khăn trong sản xuất, đời sống (như thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm…) …
Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn. Các ngân hàng đã áp dụng các phương thức cho vay thuận tiện cho người vay như hạn mức tín dụng; tài trợ vốn mua máy móc thiết bị, sửa chữa tàu thuyền, cho vay lưu vụ (các vùng trồng lúa có 2 vụ liền kề được duy trì nợ vay, khơng phải trả gốc từng lần)….
Mạng lưới các ngân hàng TMCP mở rộng tới các tỉnh, thành trong cả nước chứ khơng cịn chỉ tập trung ở các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu tiếp cận vốn
của khách hàng gồm các hộ nông dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, bởi các doanh nghiệp thủy sản phần lớn nhà máy chế biến cũng đều đặt tại các tỉnh.
Các ngân hàng có chính sách khách hàng cũng như lãi suất hợp lý theo nguyên tắc thị trường. Tùy thuộc vào khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp và mức độ lợi nhuận mang lại cho ngân hàng mà ngân hàng sẽ có cách thức chăm sóc, phục vụ riêng cho từng khách hàng, đảm bảo lợi ích hợp lý cho từng đối tượng. Chẳng hạn, đối với những doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu lớn, dư nợ cao thì sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm mức phí cho các dịch vụ thanh tốn quốc tế, hay chuyển tiền trong nước…
2.4.2 Những hạn chế trong việc tài trợ tại các ngân hàng TMCP VN đối vớingành thuỷ sảnngành thuỷ sản ngành thuỷ sản
2.4.2.1 Ngân hàng khó tiếp cận số liệu và thơng tin chính thức
Trong quá trình cho vay, vấn đề thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau là hết sức quan trọng, vì nó đảm bảo tương đối đầy đủ số liệu để tiến hành phân tích, tính tốn tồn diện hoạt động của khách hàng. Nếu khơng hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ gặp rủi ro xuất phát từ quyết định tín dụng khơng sát thực tế đối với khách hàng. Thơng tin có thể thu thập từ tài liệu do khách hàng cung cấp hoặc tài liệu lưu trữ tại ngân hàng, thông tin từ báo cáo, tạp chí ngân hàng, từ doanh nghiệp có quan hệ với khách hàng vay vốn hoặc các cơ quan có liên quan như thuế, cơ quan chủ quản, hiệp hội, các bạn hàng, trung tâm CIC …
Tuy nhiên, hiện nay tồn tại tình trạng thơng tin khơng cân xứng trong lĩnh vực tín dụng. Thơng tin của doanh nghiệp cung cấp chưa chính xác, nhiều phương án kinh doanh chưa có đầu ra, chỉ tập trung thu mua và sản xuất để thu gom nguyên liệu theo mùa vụ và giải quyết việc làm cho người lao động, việc tiêu thụ tính sau, nên nhiều khi gây khó khăn cho ngân hàng khi quyết định cho vay.
Tác hại trong việc thiếu thông tin làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Do đó địi hỏi cán bộ tín dụng cần có trình độ chun mơn cao, nhạy bén mới đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề sai lệch thơng tin cịn thể hiện ở chỗ: đối với khách hàng tốt có tình hình tài chính ổn định, có uy tín với ngân hàng nhưng
ngân hàng lại cho vay ít hơn nhu cầu của khách hàng; còn đối với một số khách hàng chưa đáng tin cậy lại được quyết định cho vay, đôi khi nhiều hơn nhu cầu cho vay của họ, điều này dẫn đến rủi ro là khách hàng khơng có khả năng trả nợ hoặc sử dụng vốn dư thừa đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm khác sinh lời hơn và cuối cùng là sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Vì ngân hàng đánh giá doanh nghiệp sẽ dựa trên báo cáo tài chính, nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhưng báo cáo tài chính lỗ thì ngân hàng khó xét duyệt cho vay, ngược lại có những đơn vị kinh doanh kém, quy mơ nhỏ nhưng số liệu trên báo cáo tài chính rất tốt, dẫn đến việc nhiều khi ngân hàng sẽ đánh giá sai lệch thực lực của doanh nghiệp rồi cho vay nhiều hơn nhu cầu.
Việc sai lệch thơng tin cịn thể hiện trong quá trình sử dụng vốn. Trường hợp doanh nghiệp sau khi vay vốn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng khơng hợp tác, thơng báo tình hình cho ngân hàng để ngân hàng cùng phối hợp, bàn bạc hướng giải quyết, hỗ trợ khách hàng, ngược lại doanh nghiệp cố tình lẫn tránh ngân hàng, việc này càng làm tăng thêm mối nghi ngờ của ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ đánh giá tình trạng của khách hàng khơng đúng, đây chỉ có thể là khó khăn tạm thời của doanh nghiệp chứ không phải là sự lừa dối, nếu ngân hàng đã đánh giá tình hình trầm trọng hơn thực tế thì doanh nghiệp sẽ là người chịu thiệt thòi hơn.
2.4.2.2 Ngân hàng bị hạn chế trong việc đánh giá khách hàng
Khi xem xét uy tín khách hàng, đơi khi cán bộ tín dụng dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà chưa tìm hiểu hết các mối quan hệ khác. Do đó sẽ dẫn đến các trường hợp sau:
Đánh giá khách hàng có uy tín nhưng trong thực tế thì ngược lại vì khách hàng ln giữ chữ tín đối với ngân hàng, lúc nào cũng vay trả đúng hạn, không vi phạm thanh toán… Thế nhưng việc giữ chữ tín khơng xuất phát từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà do luồn lách chỗ này đắp chỗ kia, chẳng hạn doanh nghiệp vay nhiều ngân hàng, khi đến hạn trả nợ tại ngân hàng A doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay tại ngân hàng B để trả cho ngân hàng A, và vòng quay vốn cứ tiếp tục như vậy. Hoặc các đơn vị này sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng, khó khăn trong tiêu thụ, thanh
tốn với ngân sách, bạn hàng, nhân viên khơng đúng hẹn và khơng đầy đủ... Nếu xét uy tín khách hàng chỉ dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng thì chưa đầy đủ và khơng chính xác.
Đánh giá khách hàng khơng có uy tín khi thấy khách hàng vi phạm một trong các điều kiện về tín dụng mà khơng xét đến các ngun nhân. Nếu khách hàng tạm thời gặp các khó khăn về tài chính dẫn đến việc chậm trả tiền vay, vi phạm hợp đồng tín dụng là do các nguyên nhân khách quan như bạn hàng khơng thanh tốn tiền, tình hình kinh tế đang gặp khó khăn… thì ngân hàng có thể sẽ đánh giá sai lầm về khách hàng.
Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thuỷ sản thường rất lớn nên họ thường có xu hướng vay ở nhiều ngân hàng để tận dụng tối đa lợi thế, ưu đãi của từng ngân hàng nên nhiều khi ngân hàng khó kiểm sốt được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng như việc cho vay bị trùng lắp.
Q trình thu mua, chế biến thủy sản là vô cùng phức tạp. Một doanh nghiệp có đến hàng chục mặt hàng, mỗi mặt hàng có hàng chục chủng loại, kích cỡ khác nhau… nên khơng dễ dàng xác định chính xác giá trị hàng hóa tồn kho để tính tóan lượng ngun liệu cần thiết làm căn cứ giải ngân tiền vay. Vì vậy, ngân hàng đặt lịng tin vào doanh nghiệp là chính, cán bộ tín dụng khó tiếp cận được đầy đủ những hoạt động chính của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh như hàng bị trả, bị từ chối thanh tốn, bị lừa đảo…thì cán bộ tín dụng hầu như không hay biết.
Ngân hàng đơi lúc khơng kiểm sốt được luồng tiền của các doanh nghiệp, có doanh nghiệp có nhiều đơn hàng xuất khẩu, thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau. Có lúc doanh nghiệp nhận tài trợ của ngân hàng rồi nhưng lại tiếp tục đem bộ chứng từ xuất khẩu đó sang yêu cầu ngân hàng khác tài trợ bằng cách thương lượng chứng từ, hoặc chuyển đổi hình thức thanh tốn khơng phải là phương thức mà ngân hàng đã tài trợ ban đầu.
2.4.2.3 Ngân hàng chú trọng tài sản đảm bảo
Một trong số điều kiện để ngân hàng xét duyệt cho vay là có tài sản đảm bảo, đây là nguồn thu nợ cuối cùng khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng, hiện nay các ngân hàng cũng áp dụng linh hoạt nhiều hình thức đảm bảo khác nhau như bất động sản gồm đất, căn hộ, nhà xưởng; hàng hố, quyền địi nợ, các khoản phải thu, có khi ngân hàng cho vay khơng tài sản đảm tuỳ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng…
Tuy nhiên, trên quan điểm để đảm bảo an tồn tín dụng các ngân hàng hiện nay vẫn không mặn mà với việc cho vay không tài sản đảm bảo hoặc nhận tài sản đảm bảo là hàng hoá, phương tiện vận tải, quyền đòi nợ, các hoặc các hình thức tương tự khác.
Bảng 2.5 Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo của một số ngân hàng năm 2008 TCTD BĐS GTCG Hàng hố Động sản khác QĐN Tín chấp Eximbank 72% 14% 10.8% 2% 0.5% 0.7% Sacombank 69% 9% 15% 5% 1% 1% ACB 60% 12% 10% 13% 4% 1% Techcombank 48% 17% 16% 16.2% 2% 0.8%
Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2008
Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo của một số ngân hàng năm 2009 TCTD BĐS GTCG Hàng hố Động sản khác QĐN Tín chấp Eximbank 75% 12% 10% 1.3% 1% 0.7% Sacombank 70% 10% 13% 5% 1% 1% ACB 65% 9% 11% 10% 4% 1% Techcombank 59% 11% 14% 13% 2% 1%
Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2009
Thế nhưng không phải khi ngân hàng nhận bất động sản thay cho hàng hóa, hoặc các hình thức khác làm tài sản thế chấp là khơng có rủi ro. Các tài sản thế chấp chủ yếu hiện nay vẫn là bất động sản như nhà cửa, đất đai, nhà xưởng… cho nên việc phát mãi xử lý tài sản khi khách hàng mất khả năng thanh toán thường kéo dài
trong nhiều năm do thủ tục pháp lý phức tạp, nếu gặp trường hợp khách hàng khơng hợp tác với ngân hàng thì càng lâu hơn.
Hơn nữa, giá cả bất động sản chịu tác động của môi trường kinh tế, việc định giá tài sản thế chấp là vấn đề gây khó khăn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng định giá căn cứ vào Bảng giá được qui định mà lọai giá này thấp hơn so với thị giá thì khơng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và như thế ngân hàng có thể mất khách hàng. Ngược lại nếu định giá tài sản theo thị giá của tài sản thì có thể sẽ gặp rủi ro sau này nếu giá cả biến động giảm mạnh.
2.4.2.4. Quy trình cho vay tuy đã được tinh gọn nhưng chưa đáp ứng nhu cầu
Điều kiện về hồ sơ thủ tục cho vay còn gây lúng túng cho khách hàng vay vốn, đặc biệt là các hộ gia đình đánh bắt, ni trồng thuỷ sản. Các hộ gia đình với tập quán mua bán trao tay, hoặc thông qua các đại lý, thanh toán bằng tiền mặt, khơng chứng từ nên khó có cơ sở thuyết phục ngân hàng về các khoản thu nhập, chi phí hợp lý để ngân hàng xét vay. Hơn nữa, các món vay của các hộ nông dân thường nhỏ, trong khi thủ tục cho vay của ngân hàng thì khơng phân biệt theo trị giá khoản vay, vì vậy bà con thường ngại đến ngân hàng vay.
Các doanh nghiệp thường mua hàng của các thương lái, đại lý, phương thức thanh toán bằng tiền mặt cũng là chủ yếu, nên đơi khi cũng khơng có đủ chứng từ hoặc chứng từ không phù hợp chứng minh mục đích sử dụng vốn xuất trình cho ngân hàng.
Ngoài ra, do các qui định đảm bảo an tồn tín dụng của NHNN đối với các ngân hàng thương mại nhiều khi cũng trói buộc các ngân hàng trong việc cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu về vốn lớn.
2.4.3Nguyên nhân làm hạn chế việc tiếp cận vốn tín dụng của các chủ thể trongngành thủy sảnngành thủy sảnngành thủy sản ngành thủy sản
2.4.3.1 Cơ chế quản lý thơng tin cịn bất cập
Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế cơng bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa trung thực, hiện chỉ có báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp ngịai
quốc doanh có kiểm tóan là tương đối tin cậy, cịn các doanh nghiệp khác thì báo cáo tài chính đơi khi chỉ mang tính chất đối phó.