PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP .HỒ CHÍ MINH
2.4.2 Tính 2 mặt của việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn
Các Cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính để làm tăng thu nhập cho cổ đông. Việc sử dụng nợ, Công ty được hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Tuy nhiên, việc đạt được thu nhập gia tăng này cho cổ đông sẽ kéo theo rủi ro gia tăng. Rủi ro khi Công ty không đảm bảo khả năng thanh tốn lãi vay cho chủ nợ. Cơng ty sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Nếu tình hình khơng được cải thiện trong thời gian dài thì Cơng ty có thể đi đến phá sản.
Nợ được sử dụng trong cấu trúc vốn ở tỷ lệ nào còn tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành. Thường, những ngành nào có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định ( như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn. Đơn giản là một kênh tài trợ lớn cho Cơng ty là từ các ngân hàng thì họ
lại thích cho vay dựa trên tài sản có đảm bảo là tài sản cố định hữu hình hơn là các tài sản vơ hình. Vì vậy, 3 ngành thủy sản, vận tải và kinh doanh bất động sản có xu hướng sử dụng nhiều nợ trong cấu trúc vốn.
Khủng hoảng tài chính đã làm cho các Công ty ngành thủy sản, vận tải và kinh doanh bất động sản gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá dầu thô giảm liên tục, lãi suất cho vay gia tăng,…Với cấu trúc vốn đã thiết lập, các Công ty của 3 ngành này có thể trụ vững trước cuộc khủng hoảng không? Các Công ty này cần điều chỉnh cấu trúc vốn như thế nào để ứng phó với những khó khăn mà khủng hoảng tài chính gây ra? Trên cơ sở đánh giá hiệu quả cấu trúc vốn thơng qua phân tích các tỷ số tài chính, đánh giá tác động từ cuộc khủng hoảng lên cấu trúc vốn, luận văn sẽ đưa ra giải pháp định hướng về việc sử dụng nợ và vốn cổ phần có hiệu quả cho Cơng ty.