Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 57 - 62)

PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP .HỒ CHÍ MINH

2.4.3 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)

ROE được coi là một trong những hệ số quan trọng nhất trong tài chính doanh nghiệp. Một tỷ lệ ROE lớn sẽ hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho doanh nghiệp khiến giá cổ phiếu trên thị trường tăng, dễ dàng thu hút các nguồn vốn đầu tư. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển trong những điều kiện kinh doanh thuận lợi từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá cả nguyên vật liệu gia tăng, nguồn tài trợ huy động khó khăn, đầu tư tài chính khơng hiệu quả. Kết quả làm hoạt động kinh doanh của Công ty giảm sút nghiêm trọng. Lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí có Cơng ty lỗ nặng.

Ngành thủy sản

Bàng 2.1 – ROE của ngành thủy sản 2009 – 2006

STT ROE 2009 (%) 2008 (%) 2007 (%) 2006 (%) Trung bình ngành 12 6 18 17 1 ABT 21 7 14 35 2 ACL 28 51 30 69 3 AGF 2 2 6 16 4 ANV -9 6 22 - 5 BAS -4 0 10 36 6 CAD -4 1 12 - 7 FBT -37 2 10 - 8 FMC 10 8 17 28 9 ICF 15 8 15 9 10 MPC 22 -4 20 11 11 TS4 16 6 7 11 12 VHC 30 21 24 -

Nguồn: tính tốn dựa trên báo cáo tài chính các Cơng ty

Nhóm Cơng ty có ROE tăng năm 2008: ACL

Năm 2006 – 2008, ROE của ACL đạt mức rất cao so với các Công ty cùng ngành. Năm 2008, chỉ ACL là có ROE tăng, và tăng với tỷ lệ rất cao, tăng 70% so với năm 2007. Mặc dù giá cá tra nguyên liệu tăng lên từng năm nhưng nhờ kiểm sốt tốt chi phí đầu vào, đồng thời kết hợp nhiều biện pháp giảm thiểu tiêu hao trong quá trình chế biến thành phẩm (nâng cao tỷ lệ thành phẩm trong sản xuất)… do đó chi phí sản xuất đã giảm đáng kể góp phần làm gia tăng lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận năm 2008 tăng 80% so với năm 2007. Đây là kết quả tốt so với các Cơng ty khác trong cùng ngành, cùng quy mơ sản xuất.

Nhóm Cơng ty có ROE giảm năm 2008: ABT, AGF, ANV, BAS, CAD, FBT, FMC, ICF, MPC, TS4 và VHC

Năm 2008, ROE của các Công ty này giảm mạnh và đạt ở mức thấp (bảng 2.1). Giảm mạnh nhất là MPC, giảm 120% từ 20% năm 2007 giảm còn -4% năm 2008. Giảm thấp và còn đạt ở mức cao là ROE của VHC. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh chính của các Cơng ty này tuy gặp khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng, thậm chí có Cơng ty tăng trưởng ở mức cao. Lợi nhuận gộp của ABT năm 2008 tăng 78%

so với năm 2007, AGF tăng 95%, FBT tăng 62%, FMC tăng 10%, ICF tăng 14%, MPC tăng 40%, TS4 tăng 28%. Nguyên nhân chủ yếu làm ROE giảm mạnh là do đầu tư chứng khốn khơng hiệu quả và do biến động tỷ giá. Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh nên việc đầu tư chứng khốn khơng những khơng mang lại lợi nhuận mà ngược lại làm tăng chi phí tài chính lên rất cao dẫn đến lỗ trong năm 2008. Tỷ giá EUR/USD tăng ảnh hưởng mạnh đến việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu khi thu về bằng đồng USD. Mặt khác, việc trích dự phịng khi đầu tư chứng khoán cũng làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh. Dự phòng đầu tư tài chính năm 2008 của ABT là 67 tỷ VND, AGF 19.9 tỷ VND, ANV 11 tỷ VND, FMC 5 tỷ VND, MPC 11.7 tỷ VND.

Ngành vận tải

Bàng 2.2 – ROE của ngành vận tải 2009 – 2006

STT ROE 2009 2008 2007 2006

Nguồn: tính tốn dựa trên báo cáo tài chính các Cơng ty

Vận tải là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của việc biến động giá dầu trên thế giới. Trong năm qua, giá dầu thô tăng cao nhất lên đến 147.27USD/thùng (21/07/2008) và giảm xuống thấp nhất là 39.19USD/thùng (18/12/2008). Giá dầu thơ biến động liên tục gây khó khăn rất nhiều cho các Cơng ty ngành vận tải. Tuy nhiên hầu hết các Cơng ty đều có sự điều chỉnh tương đối tốt để thích ứng với

(%) (%) (%) (%) Trung bình ngành 5 16 19 1 GMD 13 -8 9 26 2 HTV 12 2 8 18 3 MHC -24 0 24 15 4 PJT 8 7 21 15 5 PVT 1 11 - - 6 SFI 21 28 47 44 7 TMS 11 14 9 18 8 VFC 7 4 13 18 9 VIP 6 9 19 18 10 VNA 6 27 33 6 11 VNS 15 10 10 24 12 VSC 36 36 26 - 13 VSG 0 4 - - 14 VTO 4 5 30 18

những biến động. Doanh thu năm 2008 của 9 Cơng ty tăng trung bình 30% so với năm 2007 gồm GMD, HTV, PJT, SFI, VIP, VNA, VNS, VSC, và VTO. Tuy nhiên, 2 Cơng ty có sự sút giảm doanh thu năm 2008, trung bình giảm 35% so với năm 2007 là MHC, VFC.

Nhóm Cơng ty có ROE tăng năm 2008: TMS, VSC, VNA

Năm 2006 - 2008, ROE của 3 Công ty này ở mức tương đối cao. Kết quả kinh doanh của 3 Công ty này rất khả quan. Năm 2006 – 2008, doanh thu của TMS tăng trung bình 17%/năm, lợi nhuận tăng trung bình 34%/năm. Số liệu tương ứng của VNA về doanh thu và lợi nhuận trung bình tăng 40%/năm - tăng 354%/năm, VSC tăng 33%/năm - tăng 60%/năm. Tuy nhiên, năm 2008, hoạt động đầu tư tài chính của VNA khơng hiệu quả, lỗ từ đầu tư tài chính là 13 tỷ VND nên làm cho ROE của VNA giảm từ 33% xuống còn 27%. Hoạt động đầu tư tài chính của VSC đạt được hiệu quả bất ngờ trong tình hình tài chính rất khó khăn. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đạt 16 tỷ VND. Điều này góp phần tích cực đẩy ROE tăng từ 26% lên 36%.

Nhóm Cơng ty có ROE giảm năm 2008: 9 Cơng ty: GMD, HTV, MHC, PJT, SFI, VFC, VIP, VNS, VTO

Tuy 9 Cơng ty có ROE năm 2008 giảm nhưng hoạt động kinh doanh vận tải vẫn đạt được hiệu quả cao, lợi nhuận gộp vẫn tăng so với năm 2007. Chỉ có VFC khơng những khơng đạt được kế hoạch mà cịn sụt giảm mạnh so với năm 2007, lợi nhuận gộp của VFC giảm 25%. Nguyên nhân chính làm ROE giảm là do đầu tư chứng khoán bị lỗ kéo theo lợi nhuận giảm dẫn đến chi phí đầu tư tài chính năm 2008 tăng 1 cách bất thường, khơng thể kiểm sốt (hình 2.16).

Ngành kinh doanh bất động sản

Bàng 2.3 – ROE của ngành kinh doanh bất động sản 2009 – 2006

STT ROE 2009 (%) 2008 (%) 2007 (%) 2006 (%) Trung bình ngành 19 14 18 28 1 HAG 25 20 18 16 2 HDC 38 27 22 13 3 ITA 8 6 11 25 4 NBB 15 13 8 22 5 NTL 95 24 45 - 6 SC5 16 18 37 29 7 SJS 40 10 28 22 8 SZL 9 42 33 38 9 TDH 24 21 22 15 10 UIC 14 14 15 43 11 VIC 43 8 15 58

Nguồn: tính tốn dựa trên báo cáo tài chính các Cơng ty

Năm 2008, ngành kinh doanh bất động sản đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế. Giá các nguyên vật liệu mà đặc biệt là giá thép và giá gạch liên tục gia tăng, lúc cao nhất có loại vật tư giá tăng đến 300%, lạm phát trên diện rộng làm cho chi phí đầu vào trong sản xuất tăng lên quá mức chịu đựng của người tiêu dùng. Việc triển khai 8 biện pháp chống lạm phát của chính phủ đã làm cho lãi suất ngân hàng có lúc tăng lên đến 21% năm đặt các Cơng ty vào tình thế hết sức khó khăn trong việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng. Bước vào quý 2 năm 2008 thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các giao dịch trên thị trường hầu như đóng băng, giá bất động sản giảm mạnh trên tồn quốc. Thị trường chứng khốn đã tuột dốc ngồi dự đốn của tất cả các chun gia, các nhà quản lý làm nản lịng các nhà đầu tư, gây khó khăn cho kênh huy động vốn qua việc phát triển thêm cổ phiếu, trái phiếu.

Nhóm Cơng ty có ROE tăng năm 2008: HAG, HDC, SZL, TDH

Các Cơng ty này có ROE ở mức cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2008 của HAG tăng 23% so với năm 2007, HDC tăng 30%, SZL tăng 27%, TDH tăng 29%. Do tình hình kinh tế khó khăn nên Cơng ty hoãn, giãn tiến độ thực hiện các dự án chưa cấp thiết. Tập trung khai thác tối đa các

dự án đã và đang đi vào hoạt động. Mặt khác, các Công ty này hạn chế đầu tư vào chứng khốn nên chịu ảnh hưởng ít từ việc suy giảm của thị trường chứng khốn.

Nhóm Cơng ty có ROE giảm năm 2008: 7 Cơng ty: ITA, NBB, NTL, SC5, SJS, UIC, VIC

Hoạt động kinh doanh của các Công ty này không được thuận lợi. Lợi nhuận năm 2008 giảm nhiều so với năm 2007. ITA giảm 21%, NTL giảm 53%, SC5 giảm 43%, SJS giảm 67%, UIC giảm 7%, và VIC giảm 53%. Chỉ có ITA tăng thêm vốn điều lệ để đầu tư vào các dự án như dự án khu công nghiệp Agrita, khu cơng nghiệp Itahan (phía Bắc), Trung tâm thương mại Tân An, Tân Tạo Sky,… Việc đầu tư vào những dự án trọng điểm này sẽ mang lại hiệu quả tốt cho các năm sau. Mặt khác, việc đầu tư chứng khốn khơng mang lại hiệu quả (chi phí tài chính gia tăng cao) càng làm cho lợi nhuận giảm sâu.

Tóm lại, nguồn vốn của các Cơng ty được sử dụng không hiệu quả. Các Công ty quá tập trung đầu tư vào chứng khoán trong lúc thị trường biến động suy giảm. Mặt khác, tỷ giá dao động mạnh và liên tục thay đổi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty, nhất là các Công ty ngành thủy sản. Các yếu tố này đã làm gia tăng chí phí tài chính một cách bất thường. Cơng ty khơng thể ứng phó trước tình hình biến động trong thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tp HCM (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w