2.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ TẠI CÁC
2.3.1.1 Quy mô vườn cà phê nhỏ lẻ, phân tán
Theo Vicofa thì trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, quy mô nhỏ. Theo kết quả khảo sát của tác giả tại Đăk Lăk thì 33% số hộ có diện tích trồng cà phê nhỏ hơn 1ha; 56% hộ có diện tích từ 1 - 3ha. Số hộ gia đình có diện tích từ 3ha và sản xuất dưới hình thức trang trại chỉ chiếm tỷ lệ 11%. Số diện tích cà phê còn lại thuộc các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, nhưng sau khi thực hiện cơ chế giao khoán đến từng người lao động thì số diện tích này thực chất cũng do hộ nông dân quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt Nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 - 1 ha và tương đối độc lập với nhau. Với thực trạng sản xuất còn phân tán, chưa tập trung sản xuất lớn và chưa hình thành các HTX, các tổ hợp tác nên công tác phổ biến, ứng dụng các điều khoản của Bộ nguyên tắc vào sản xuất khá khó khăn, khó có thể áp dụng một quy chuẩn đồng bộ. Do đó, sản phẩm làm ra không những chất lượng khơng cao mà cịn khơng ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến suất đầu tư trên sản phẩm của từng hộ gia đình nói riêng và tồn ngành cà phê nói chung tăng cao do hộ gia đình nào cũng phải tự mua sắm máy
bơm, phương tiện vận chuyển, máy xay xát, đầu tư xây dựng sân phơi, kho tàng… nhưng hiệu quả sử dụng thấp vì chỉ sử dụng một khoảng thời gian ngắn trong năm từ đó làm tăng chí phí sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng… cũng hết sức khó khăn, do khả năng tài chính hạn hẹp. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu ln gặp khó khăn trong việc quản lý nhóm nơng dân và phải tốn nhiều nhân lực cho việc quản lý, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn UTZ.
Để đáng ứng yêu cầu của UTZ, việc tập hợp các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành các nhóm hộ để thuận lợi cho việc chuyển giao, tập huấn các thành tựu của khoa học kỹ thuật, chia sẽ kinh nghiệm sản xuất, sử dụng hợp lý hơn vật tư nguyên liệu cũng như các nguồn tài nguyên (đất, nước) để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, sản lượng, hạn chế sự lãng phí đầu tư là hết sức cần thiết. Xây dựng và chứng nhận cho nhóm hộ sản xuất của UTZ là lời giải cho bài tốn này. Với thực trạng của diện tích sản xuất cà phê tại các hộ nông dân nhỏ như hiện nay, tác giả đề xuất giải pháp: tiếp tục và kiên trì phát triển các mơ hình: các hợp tác xã hoặc tập hợp nhóm hộ sản xuất liên kết với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu để hình thành chuỗi liên kết, có điều kiện tiếp cận các khoa học kỹ thuật, … Với mơ hình áp dụng tiêu chuẩn UTZ là để tập hợp tất cả các hộ sản xuất cà phê nhỏ lẻ lại tạo thành những HTX lớn, từ đó họ có quyền quyết định về giá với các nhà xuất khẩu, đồng thời các nhà xuất khẩu cũng quyết định được chất lượng cà phê của họ. Đây là mơ hình được áp dụng thành cơng tại các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Colơmbia… Nhờ đó giá thành của sản phẩm cuối cùng tốt hơn theo mơ hình chứng nhận của UTZ Certified như các mơ hình trong thời gian qua đã được thực hiện:
- Nhóm 150 hộ sản xuất tại Dak Nông liên kết với Công ty Mercafe Việt Nam. - Nhóm 950 hộ sản xuất trên các địa bàn các Huyện (Eakar, Krông Năng, T.phố BMT) Tỉnh DakLak liên kết với Công ty XNK 2/9 Daklak.
- Nhóm 1400 hộ sản xuất trên địa bàn Huyện Dak Sông- Dak Nông – Huyện Cư Mga - Dak Lak liên kết với Công ty đầu tư XNK cà phê Tây nguyên.
- Nhóm 850 hộ trên địa bàn Huyện (Bảo Lộc - Di Linh) Tỉnh Lâm Đồng liên kết với Công ty ACOM Việt Nam.
- Nhóm 1100 hộ trên địa bàn Huyện Lâm Hà - Tỉnh Lâm Đồng liên kết với Cơng ty cà phê Thái Hịa.
- Nhóm 450 hộ sản xuất trên địa bàn Huyện Cư Mga – Đăk Lăk liên kết với Liên Doanh Man - Buôn Ma Thuột…