2.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ TẠI CÁC
2.3.1.4 Ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh
Ở Việt Nam, cà phê thường bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 hàng năm và tháng 11 đã có một khối lượng cà phê chín để thu hoạch. Khi vào vụ mùa, thời tiết ở các tỉnh Tây nguyên còn những cơn mưa cuối mùa nên gây nhiều trở ngại, đặc biệt cho việc phơi cà phê. Cà phê phải ủ đống chờ sân phơi nên quả dễ bị úng, lên men nên khi chế biến tỷ lệ hạt đen sẽ nhiều (có nơi tỷ lệ đen lên đến 15%). Men chua sẽ ngấm vào nhân cà phê ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như mùi vị của cà phê thành phẩm sau này. Phần lớn những người trồng cà phê là các hộ cá thể với năng lực sản xuất thấp, ít vốn nên việc đầu tư cho cơng nghệ sau thu hoạch gần như chưa có vì thế mà khi thu hoạch thời tiết tốt thì chất lượng cà phê cũng tốt, cịn thời tiết xấu thì chất lượng cà phê cũng bị ảnh hưởng theo. Mặt khác, khi mùa khô đến sớm dễ xảy
ra hạn hán làm cây cà phê ra hoa kém và nếu không đủ nước tưới sẽ gây chết cây hoặc khô cành dẫn đến mất mùa ở vụ mùa tiếp theo. Việc thời tiết ngày càng thay đổi thất thường, trong khi nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt cũng cạn kiệt so với trước nhiều cộng với việc giá vật tư, nhiên liệu leo thang đẩy người trồng vào tình huống khó khăn.
Sâu bệnh. Cây cà phê bị các lồi sâu, rệp, mối, ve sầu... gây hại ở phần thân,
lá, rễ làm hạn chế khả năng sinh trưởng hoặc hủy hoại cây. Chẳng hạn như sâu đục thân sẽ khoét lỗ vào cành hoặc thân cây làm cho cây bị hạn chế sinh trưởng hoặc gãy cành hay gãy ngang thân. Cịn đối với rệp thì có dạng như rệp sáp bám đầy trên lá làm mất khả năng quang hợp hoặc hỏng lá. Đối với mối hoặc ve sầu thì thường gây hại bằng cách phá hoại phần rễ của cây làm mất một phần bộ rễ hay hủy hoại bộ rễ... Các bệnh thường gặp đối với cây cà phê như bệnh gỉ sắt do nấm gây ra chủ yếu trên lá và làm cho lá rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khơ cành, khơ quả. Ngồi những sâu bệnh có hại cho cây cà phê, cịn có những loại sâu bệnh có lợi cho cây cà phê, đất trồng và môi trường tồn tại song song. Tiêu chuẩn UTZ yêu cầu việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật IPM (Phòng ngừa sâu bệnh tổng hợp) là rất quan trọng (Chương 7: Phòng ngừa dịch hại tổng hợp: Bộ nguyên tắc UTZ). Người sản xuất phải được trang bị kiến thức về sâu bệnh hại thơng qua tập huấn cũng như cơ chế hình thành và phát triển của sâu bệnh hại, khi nắm được cơ chế hoạt động này thì các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa là bắt buột phải thực hiện: thăm vườn cây theo định kỳ, vệ sinh cành chồi, thơng thống vườn cây, bón phân cân đối hợp lý để tạo sức đề kháng cho cây trồng. Cắt tỉa những cành chồi có dấu hiệu sâu bệnh để đốt, chôn lấp ngăn ngừa sự lây lan trên diện rộng. Bên cạnh đó biện pháp IPM (Phịng ngừa dịch hại tổng hợp) mà tiêu chuẩn UTZ bắt buột phải thực hiện đó là: tận dụng các loài thiên địch trên vườn để khống chế sâu bệnh. Khi theo dõi và tận dụng được các loài thiên địch trên vườn cây: kiến vàng, bọ rùa…để khống chế và tiêu diệt sâu bệnh thì việc sử dụng thuốc BVTV để can thiệp khi có sâu bệnh là phải hết sức hạn chế và được cân nhắc hợp lý. Thuốc BVTV chỉ được sử dụng khi sâu bệnh phát triển ở diện rộng, thuốc sử dụng phải nằm trong danh
mục cho phép và phải được lựa chọn trên cơ sở kiến thức đã được tập huấn (thuốc có độ độc thấp: nắp xanh, vàng) và sử dụng trên nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng thời điểm). Việc áp dụng các yêu cầu này vừa tiết kiệm được chi phí cho người lao động vừa hạn chế rũi ro độc hại do tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV như tập quán sản xuất cũ trước đây. Ngoài ra các yêu cầu về việc sử dụng thuốc BVTV của UTZ là hết sức nghiêm ngặt: người sử dụng phải được tập huấn kiến thức sử dụng thuốc BVTV an tồn, hiệu quả, sử dụng phải có khẩu trang, quần áo mưa bảo hộ…phun thuốc phải theo dõi thời gian cách ly, bao bì thuốc sau khi sử dụng phải được chôn lấp không vất bừa trên vườn cây để giảm thiểu ảnh hưởng đến con người và môi trường. Những yêu cầu khắc khe này bước đầu đã được thực hiện và góp phần làm thay đổi nhận thức về sản xuất an toàn – hiệu quả của người sản xuất tại những địa bàn áp dụng chương trình chứng nhận UTZ.