3.3 CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1.3 Các bước thực hiện
Thẩm định vùng sản xuất. Để xây dựng và phát triển vùng trồng cà phê “sạch” theo yêu cầu của Bộ nguyên tắc UTZ cần thực hiện các bước thẩm định về đất, nước và hướng dẫn nông dân sản xuất theo qui trình. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chọn những vùng đất phù hợp cho cây cà phê phát triển, duy trì được cơ cấu đất trồng trọt và cải tạo độ màu mỡ, hạn chế xói mịn. Hiện trạng độ màu mỡ của đất, lượng mưa và khả năng tưới tiêu cần được đánh giá. Điều này có thể thực hiện ở từng trang trại, theo nhóm các trang trại tương đồng hay theo vùng nơi có những trang trại tương đồng. Tác giả nhận thấy: với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày dặn kinh nghiệm, cây cà phê có khả năng phát triển tại Đăk Lăk và Lâm Đồng. Đối tượng liên kết là chủ các trang trại hoặc hộ nông dân tại các vùng đất phù hợp cho cây cà phê phát triển. Cà phê tươi vừa hái xong là xe công ty đã đến tận vườn cân và chở đi, lo ln việc phơi phóng chế biến, nơng dân chỉ việc chốt giá bán khi cần tiền, lại còn được hỗ trợ giá.
Cam kết của các bên tham gia liên kết.
- Thực hiện đúng các yêu cầu của Bộ nguyên tắc UTZ do Ban quản lý chương trình cà phê hướng dẫn.
- Trao đổi thông tin một cách tích cực đa chiều giữa nơng hộ, doanh nghiệp và các nhà khoa học.
- Liên tục cải tiến những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh cà phê. - Liên tục phổ biến thơng tin về các lợi ích, ý nghĩa, ảnh hưởng của việc sản xuất và chế biến cà phê bền vững.
- Cùng chia sẻ thông tin và kiến thức, kinh nghiệm về phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh hướng tới sự bền vững.
- Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn trở ngại hai bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc và tìm biện pháp giải quyết trên tinh thần hợp tác .
- Bán sản phẩm cà phê nhân có chứng nhận cho đại lý thu mua được công ty chỉ định trên địa bàn, hoặc bán thẳng cho nhân viên của doanh nghiệp (với điều kiện giá thu mua bằng thị trường + giá thưởng 200 đồng /kg cà phê nhân).
- Thực hành về nơng nghiệp tốt trong q trình chăm sóc cà phê tại nơng hộ theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn UTZ.
- Ghi chép đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào nhật ký nông hộ đã được cấp phát
- Thực hiện ngay hành động khắc phục theo thời gian quy định (thanh tra hướng dẫn)
- Phải tiến hành đăng ký lại hàng năm về diện tích, sản lượng cà phê canh tác theo Bộ nguyên tắc UTZ. Bên cạnh đó nêu lên những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác.
Chủ động lựa chọn phát triển cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Giảm bớt diện tích cà
phê Robusta, chuyển các diện tích cà phê phát triển kém, khơng có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả. Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thật thích hợp.
Mục tiêu cuối cùng là giữ tổng diện tích cà phê khơng đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450.000 ha đến 500.000 ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi. Trong đó, diện tích cà phê Robusta là 350.000 ha - 400.000 ha (giảm 100.000 - 150.000 ha), diện tích cà phê Arabica là 100.000 ha.
Thay đổi tập quán canh tác của người nông dân. Hiện nay, cà phê nhân vẫn
tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nên người nông dân trực tiếp sản xuất vẫn là lực lượng quyết định đến chất lượng cà phê. Vì họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hoạch, đến bảo quản, chế biến thơ. Với vai trị quan trọng như vậy nên trình độ, thói quen chăm sóc thu hái manh mún hiện nay của người dân sẽ tiếp tục là rào cản khiến cà phê Việt Nam bị đánh giá thấp nếu khơng có những giải pháp nâng thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của đội ngũ này. Các doanh nghiệp xuất khẩu khi gia nhập chương trình cà phê có chứng nhận UTZ cần phải chủ động liên kết với nông dân và buộc họ thực hiện cam kết theo yêu cầu của Bộ nguyên tắc UTZ để tránh bị động trong khâu thu mua thông qua HTX. HTX là nơi giúp cung cấp cho người nông dân giống sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, hướng dẫn cách thức thu hoạch, chế biến, bảo quản… từ đó kiểm sốt được khâu đầu tiên của quy trình kiểm sốt chất lượng. Ngồi ra, HTX cịn hỗ trợ cả khâu tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm… nên sẽ là nơi tiếp xúc trực tiếp, đem lại nguồn lợi cho người dân, vì thế khả năng tác động đến các chủ vườn cà phê rất lớn.
Bên cạnh đó, phịng nơng nghiệp địa phương tại các vùng nguyên liệu sẽ là người trực tiếp giám sát việc chọn giống, chăm bón, phơi sấy theo đúng quy trình khoa học, hỗ trợ cho việc thu hái cà phê theo đúng tiêu chuẩn bằng cách thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích, phương thức đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Trung tâm khuyến nông sẽ nghiên cứu giống mới, giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh cho các hợp tác xã cung cấp, đồng thời các sẽ tổ chức những buổi trình diễn, hội thảo đầu bờ cho người dân trồng cà phê để người dân nắm bắt, vận dụng kỹ thuật tiên tiến, đầu tư hợp lý vào vườn cây của mình, nắm vững các kỹ năng từ khâu thu hái, chế biến, bảo quản đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để cơng tác khuyến nơng có hiệu quả, nên
phân chia địa bàn phụ trách cho từng cán bộ khuyến nông. Nhiệm vụ của các cán bộ này là thường xuyên đến thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm canh tác, hướng dẫn các kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết cho các hộ nơng dân do chính họ phụ trách. Đội ngũ này phải là những người có khả năng thuyết phục, có năng lực, kinh nghiệm, trình độ, thường xuyên bổ sung những tiến bộ và kiến thức mới về cà phê.
Khuyến khích quản lý chất lượng ngay từ khâu sản xuất. Đây là một việc làm hết sức quan trọng để có cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc có chất lượng cao thì ngay từ khi chọn giống, ươm cây, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến việc bảo quản và giao hàng thì cần có hệ thống quản lý chất lượng mang tính liên hồn và khép kín. Cụ thể như sau:
Đối với khâu nhân giống, chọn giống phải tính đến khả năng chịu đựng thời tiết khí hậu và đất đai thổ nhưỡng tại các vùng trồng. Ngoài ra cũng cần phải tính đến yếu tố đề kháng cao với dịch bệnh.
Đối với các khâu ươm giống và gieo trồng cần phải đảm bảo chế độ chăm sóc để cây tăng trưởng tốt ngay từ đầu. Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của cây sau này.
Đối với khâu chăm sóc thì cần phải đảm bảo cho cây tăng trưởng bình thường song cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghĩa là khơng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các độc tố khác.
Giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch phải đảm bảo công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu sơ chế và chế biến sao cho chất lượng cà phê không bị giảm sút. Để làm được việc đó, cần phải đầu tư các công nghệ mà hệ thống máy móc phải tiên tiến và hiện đại. Bên cạnh đó, cần tăng cường và mở rộng khâu chế biến ướt vì đây là một phương pháp đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đi đôi với các công tác trên cũng cần chú trọng công tác bảo vệ mơi trường vì các chất thải từ việc sơ chế, chế biến cà phê thường là khói, bụi, nước thải có mùi hơi, thối... gây ơ nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.