3.3 CÁC GIẢI PHÁP
3.3.3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp và lợi ích dự kiến
Để ngành cà phê Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong xu thế hội nhập thì điều cần thiết nhất hiện nay đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng thực sự trong kỹ thuật chế biến cà phê nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, trong đó ưu tiên sử dụng phương pháp chế biến ướt. Thế nhưng do chi phí đầu tư dây chuyền chế biến ướt quá cao đối với các hộ trồng cà phê nhỏ lẻ. Vì vậy, để có thể ứng dụng được công nghệ chế biến ướt, các hộ trồng cà phê nhỏ lẻ cần liên kết lại, hợp tác để đủ tiềm lực tài chính đầu tư dây chuyền chế biến ướt hoặc bán cà phê tươi cho các nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu. Làm như vậy mới có thể tăng chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu và tăng giá trị kinh tế cho mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực này.
Để thực hiện giải pháp này thì các doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị chế biến hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần... vì đầu tư cơng nghệ chế biến là điều cần thiết, nhưng người nông dân trực tiếp sản xuất mới đóng vai trị quyết định trong việc nâng cao chất lượng cà phê. Họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm từ khâu thu hoạch đến bảo quản, chế biến. Thế nhưng, chính những hạn chế trong nhận thức cộng với trình độ canh tác lạc hậu, thói quen chăm sóc, thu hái bừa bãi, khơng theo quy trình của nông dân đang là rào cản khiến chất lượng cà phê Việt Nam luôn bị đánh giá thấp. Tư tưởng “ăn xổi ở thì” đã khiến người sản xuất vơ tình đánh mất lợi nhuận của chính mình. Họ khơng hề quan tâm đến chất lượng sản phẩm ra sao mà chỉ chú tâm đến việc giá cả thị trường dao động thế nào. Ngoài ra, để giải pháp này đạt hiệu quả cần phải chú ý:
Bảo quản : do mặt hàng cà phê dễ hút ẩm nhưng cũng nhanh thốt hơi nước
nên nếu để mơi trường tự nhiên tác động quá mức thì chất lượng cà phê sẽ bị giảm sút nhanh chóng. Chính vì vậy, kho bảo quản cần xây dựng thống mát, tránh được mơi trường có độ ẩm cao, song cũng tránh được sự nắng nóng, phịng tránh cháy, nổ.
Giao hàng : việc giao hàng cũng cần sắp xếp theo trình tự để thời gian lưu
trước thì cần phải có kế hoạch xuất trước, nhập sau sẽ xuất sau trừ những lô ưu tiên. Phương tiện chuyên chở hoặc trung chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn nhằm bảo vệ bao bì, bao gói, số lượng, chất lượng và đáp ứng được thời gian của hành trình.
Theo xu hướng chung hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn mới với số lượng ngày càng gia tăng nhưng lượng cà phê thải loại nhiều hơn so với xuất khẩu theo tiêu chuẩn cũ và khơng có cách xử lý hiệu quả lượng cà phê thải loại không đạt tiêu chuẩn này. Nhưng hiện nay đã công nghệ
Steam Coffee làm hồi phục lại chất lượng cà phê đối với các hạt đen, hạt bị nấm mốc, lưu kho lâu ngày, mất mùi. Đặc biệt cà phê Robusta khi xử lý bằng công nghệ này sẽ làm cho hương vị khơng cịn gắt, trở nên dịu ngọt, làm tăng thêm hương vị.
Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân thực hiện các yêu cầu đã nêu theo phương pháp chế biến ướt cho cà phê Robusta thì hiệu quả mang lại thật rõ rệt. Cụ thế, nếu chúng ta bán cà phê loại 2: 5% đen vỡ vụ mùa 2008/09 giao hàng tháng 12 lấy cơ sở giá tháng 01/2009 Luân Đôn, mức trừ lùi là USD250/tấn giao hàng FOB Hồ Chí Minh. Tương tự, công ty cà phê Thắng Lợi bán cà phê loại 2: 1% đen vỡ chế biến ướt với mức trừ lùi chỉ là USD50/tấn. Như vậy, cùng một loại hàng loại 2 nhưng dùng phương pháp chế biến ướt thì mức chênh lệch đã lên đến 200USD/tấn. So sánh hai công nghệ chế biến ướt và khô cho cùng loại 1 sàng 16 và sàng 18 thì mức giá chênh lệch từ USD150 – 200/tấn. Do đó, có thể tính tốn lợi ích từ phương pháp chế biến ướt như sau:
1. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 500.000 tấn cà phê loại 2: 5% đen vỡ. Nếu được thay bằng cà phê chế biến ướt loại 2: 1% đen vỡ thì mức chênh lệch thu được là 500.000 tấn x USD200/tấn = 100 triệu USD.
2. Hàng năm, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 500.000 tấn cà phê loại 1 sàng 16 và sàng 18. Nếu được thay bằng cà phê chế biến thì mức chênh lệch thu được là 500.000 tấn x USD150/tấn = 75 triệu USD.
Như vậy, với tình hình xuất khẩu như hiện nay thì các doanh nghiệp đánh mất 175 triệu USD mỗi năm. Nếu hàng năm các doanh nghiệp đầu tư 10 nhà máy có
cơng suất 50.000 – 60.000 tấn năm, vốn đầu tư 12 đến 15 triệu USD cho một nhà máy và đầu tư trong 5 năm thì chi phí hết 600 triệu USD. Với 5 năm, thì hiệu quả từ việc áp dụng chế biến ướt sẽ là 175 triệu USD x 5 năm = 875 triệu USD. Trừ đi vốn xây dựng nhà máy 600 triệu thì lợi nhuận tiềm năng là khoảng 275 triệu USD. Đó là chưa kể lợi nhuận của quốc gia khi thu hoạch cà phê chín thay vì cà phê xanh sẽ làm tổng sản lượng tăng lên khoảng 10% (tương đương 100.000 tấn).
Qua phân tích trên, tác giả nhận thấy vấn đề hiệu quả mang lại từ chế biến cà phê, nâng cao chất lượng, tăng sản lượng, giảm mất mát và hiệu quả thu được hàng năm là rất lớn. Do đó, việc đầu tư cho cơng nghiệp chế biến đi kèm với thu hoạch quả chín, có chứng nhận UTZ là hướng đi đúng đắn, lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung.
3.3.3.5Khó khăn khi thực hiện giải pháp
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm cà phê (Cafecontrol), chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ lệ hạt đen, hạt mốc quá cao, đó là chưa kể có nhiều mùi lạ xuất hiện do phơi sấy khơng đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch cà phê cũng là điều đáng lo ngại khi tình trạng “tuốt” quả xanh vẫn diễn ra phổ biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50 - 70%. Nguyên nhân của thực trạng trên là do người nông dân thường thu hoạch sớm (trước Tết Nguyên đán), điều này đã làm dịch chuyển lịch thời vụ về gần mùa mưa, khiến hạt cà phê bị đen, mốc, sản lượng giảm, mất đi hương vị đích thực. Chính vì vậy, nhiều nhà nhập khẩu e ngại khi mua cà phê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị thuộc loại hàng đầu thế giới. Đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp bách, khơng thể phó mặc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khuyến khích nơng dân thay đổi phương thức sản xuất, từ bỏ cách làm ăn cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những bước đi đồng hành trong việc đề ra chính sách thu mua hợp lý, khơng nên đánh đồng mọi sản phẩm bằng nhau về giá cả. Đồng thời mạnh dạn đặt ra những điều kiện ràng buộc về chất lượng sản phẩm đối
với người bán, gắn việc xuất khẩu với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ở cơ sở [5].
Nếu để tình hình sản xuất cà phê như hiện nay, người sản xuất rất khó thực hiện được yêu cầu kỹ thuật từ thu hái đến bảo quản. Cây cà phê không chỉ là lợi thế của Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chính vì thế, bên cạnh những chính sách vĩ mơ, chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất: thay đổi nhận thức của nơng dân, bởi chỉ có họ mới quyết định được chất lượng cà phê xuất khẩu ngay từ những bước đi đầu tiên.