Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về cải thiện cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt
1.3.4. Bài học sử dụng cho Việt Nam
Qua nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho việc cải thiện cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt cho Việt Nam như sau:
Với hoạt động xuất khẩu: có thể tận dụng chính sách phá giá nội tệ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. Một chính sách tỷ giá hối đoái được coi là phù hợp bao gồm:
- Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp.
- Đảm bảo duy trì đư ợc một quỹ dự trữ ngoại hối mạnh, vì chỉ khi dự trữ ngoại hối lớn thì khả năng kiểm sốt và bình ổn tỷ giá hối đối trong nền kinh tế mới tốt.
- Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh. Tỷ giá cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ để tránh được cú sốc trong nền kinh tế. - Nếu khơng có thay đổi trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành khơng hiệu quả. Nói cách khác, nếu cơ cấu và chất lượng hàng xuất nhập khẩu khơng thay đổi thì một mình chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu khơng phát huy tác dụng tốt. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu và chất lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Với hoạt động nhập khẩu: Việt Nam đã gia nh ập WTO, nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu (lẫn mức thuế nhập khẩu cao) khơng cịn phù hợp nữa, Việt Nam cần tận
dụng các biện pháp WTO cho phép sử dụng, đặc biệt là những biện pháp kỹ thuật và bảo vệ thương mại tạm thời. Tuy nhiên cũng c ần lưu ý, các biện pháp này chỉ thực sự hiệu quả khi các cơ quan thực thi có đủ năng lực kiểm soát và đánh giá hoạt động nhập khẩu.
Kết luận chương 1
Xuất nhập khẩu hàng hoá từ trước đến nay vẫn ln chiếm một vai trịđ ặc biệt trong sự phát triển kinh tế Việt Nam khi góp phần hiện thực hố các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội của chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 do Đại hội Đảng IX đề ra. Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có những ưu, nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung, cán cân thương mại hàng hóa ảnh hưởng nhiều chỉ tiêu phản ánh sức khoẻ của một nền kinh tế như quan hệ cung cầu hàng hoá trong nước, mức sản lượng (GDP), lạm phát, tỷ giá hối đoái v.v…, và đặc biệt là ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai, từ đó ảnh hưởng đến trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế. Chính vì trạng thái của cán cân thương mại hàng hố có vai trị quan trọng như thế, nên nhiều quốc gia trên thế giới đã tìm cách cải thiện nó thơng qua nhiều biện pháp, mà chủ yếu là thơng qua chính sách phá giá đồng nội tệ (như Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan). Đây là những kinh nghiệm lớn để Việt Nam có thể cải thiện cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá theo thời gian.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM TỪ 1998 ĐẾN NAY
Nhiều năm qua, hoạt động ngoại thương của Việt Nam diễn ra rất sôi nổi, nhưng cán cân thương mại hàng hoá Việt Nam lại thường xuyên nhập siêu. Vì vậy, trong chương này, tác giả đi sâu phân tích hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam (phần 2.1), để phát hiện ra những điểm cần được phát huy lẫn khắc phục cùng các nguyên nhân gây ra nhập siêu (phần 2.2), tạo cơ sở đề xuất giải pháp trong chương 3.