Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
3.1. Quan điểm, mục tiêu và căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp
Từ những mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp đã nêu trên, tác giả sẽ chọn các căn cứ sau để làm cơ sở đề xuất giải pháp:
- Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và một số chiến lược liên quan đến hoạt động ngoại thương
- Ưu và nhược điểm của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam
- Dự báo về các cơ hội và thách thức do bối cảnh kinh tế quốc tế có thể tạo ra trong giai đoạn 2011- 2015
Nội dung cụ thể của các căn cứ đề xuất giải pháp như sau:
- Căn cứ 1: Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020:
Do tới thời điểm hoàn thành đề tài, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vẫn cịn ở dạng dự thảo. Theo đó, mục tiêu tổng quát của dự thảo được xác định là: tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Dự thảo cũng xác định, phấn đấu
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm đạt 7-8%, và đến năm 2020 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200USD; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 201038 .
Ngoài ra, tác
gải cũng tham khảo một số chiến lược cụ thể liên quan đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 gồm:
o Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất cơng nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến 2020 – [13]: Đối với nhóm
chính sách liên quan đến các biện pháp thuế và phi thuế, bên cạnh cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ v.v… Việt Nam cũng sẽ tiến hành mạnh cải cách chính sách và các quy định liên quan đến thủ tục hải quan; quản lý chặt chẽ dịch vụ phân phối các mặt hàng quan trọng (xăng dầu, dược phẩm, phân bón, xi măng v.v) và áp dụng các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
o Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 – [14]: Kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ;
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, khắc phục những điểm yếu của sản phẩm về mẫu mã, thương hiệu; mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa;
bảo vệ môi trường và chuyển các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động về nông thôn; phát triển vùng nguyên liệu trong nước; phát triển nguồn nhân lực v.v…
- Căn cứ 2: Dự báo về các cơ hội và thách thức do bối cảnh kinh tế quốc tế có thể tạo
ra trong giai đoạn 2011- 2015:
Dựa vào tình hình diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới thời gian qua, có để dự đốn được những cơ hội và thách thức trong thời gian tới như sau:
Cơ hội:
20 nước thành viên của APEC vào tháng 11/2008 đã cam kết không xây dựng thêm các rào cản thương mại nhằm kích thích sự phát triển xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, góp phần hồi phục kinh tế - [31]39. Điều này sẽ khuyến khích thương mại giữa các thanh viên trong khối APEC, trong đó có Việt Nam.
Từ 2009, Mỹ bỏ cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam.
Vòng đàm phán DOHA của WTO có nhiều tri ển vọng thuận lợi để kết thúc trong năm 2010, mở ra cơ hội tốt hơn cho xuất khẩu nông sản40.
Từ 01/01/2010, Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) sẽ chính thức hoạt động. Trung Quốc và 6 nước ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với 90% các nhóm hàng, dỡ bỏ các hàng rào đối với đầu tư song phương. Các thành viên còn lại của ASEAN (trong đó có Việt Nam) sẽ áp dụng những biện pháp này kể từ 2015 – [27]41. Như vậy, từ nay đến 201 5 là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc. Ngoài ra, kể từ 10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản cũng bắt đầu có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật Bản xuống còn 0%42 .
39 link truy cập:
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr091019090132/nr091030084844/ns09
1030102350#xctLHTGDLJxU truy cập ngày 26/06/2010
40 Vòng đàm phán Doha được phát động từ năm 2001, với mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu:
http://sacombank-sbj.com/?page=news&catid=3&id=2828 truy cập ngày 26/06/2010
41 [27] – link truy cập:
http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=17674&Category=Th%E1%BB%91ng%2 0k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan
VN tiếp tục cải cách kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thủ tục hành chính đơn giản (đặc biệt là các thủ tục hải quan) theo các cam kết quốc tế, tạo một môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Thách thức:
Suy thoái ở những nền kinh tế lớn là thị trường xuất khẩu chủ lực của VN như Mỹ, EU, Nhật… rất phức tạp. Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ, rồi lan thành khủng hoảng nợ tại EU (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland) và Nhật Bản43 .
Lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới dự kiến vẫn tiếp tục cao vì nhiều lý do: hệ quả của chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng thời gian qua, bối cảnh kinh tế thế giới vài năm tới vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi khủng hoảng khiến Việt Nam khó mạnh tay thắt chặt 02 chính sách trên; thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào sản xuất, lương thực thực phẩm biến động phức tạp, cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng khi nền kinh tế hồi phục v.v…
Xu hướng tận dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở 02 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ và EU.
EU từ năm 2009 không cho mặt hàng giày dép của VN được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP).
Việt Nam phải chính thức mở cửa thị trường hàng hóa và thị trường vốn cho Trung Quốc theo hiệp định ACFTA vào 2015, và nguy cơ nhập siêu lớn với Trung Quốc sẽ tăng mạnh.
Việt Nam vẫn phải tiếp tục lộ trình giảm thuế và tự do hóa thương mại và đầu tư theo cam kết với APEC (đến 2020) và WTO (đến 2014)
Từ những căn cứ đã nêu trên (trong đó có 02 căn cứ đã phân tích ở chương 2) , tác giả xây dựng hệ thống các giải pháp trên cơ sở mơ hình SWOT và các nguyên nhân gây ra nhập siêu của Việt Nam.
43 [aa4] - http://www.laodong.com.vn/Home/Nhat-Ban-doi-mat-nguy-co-khung-hoang-no/20106/187963.laodong truy cập ngày 26/06/2010
Bảng 3-1: Mơ hình SWOT
SWOT
Điểm mạnh (S)
1.Hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là tư liệu sản xuất
2.Tỷ lệ nhập siêu/KNXK ở mức chấp nhận được
3.Xu hướng nhập siêu giảm dần 4.VN có NK tài ngun 5.Tỷ trọng dầu thơ XK giảm 6.Lợi thế đàm phán với các thị trường nhập siêu chính 7.Quan hệ ngoại thương rộng 8.Lao động rẻ và chất lượng đang được cải thiện
Điểm yếu (W)
1.Hàng nhập lậu lớn
2.Trình độ hiện đại trang thiết bị thấp
3.Phụ thuộc nguyên nhiên vật liệu NK 4.Ngành CNHT kém 5.Mặt hàng xa xỉ (ô tô) NK lớn. 6. ~50% hàng XK là thô, sơ chế 7. Nhập siêu lớn gây áp lực mất giá nội tệ
8. Nhập siêu nặng với Trung Quốc
Cơ hội (O)
1.APEC không tạo thêm rào cản 2.Mỹ bỏ giám sát hàng dệt may VN
3.VN tiếp tục cải cách kinh tế, mơi trường đầu tư, pháp lý… 4.Vịng đàm phán DOHA tạo nhiều cơ hội cho nông sản Việt 5.Các hiệp định FTA: ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản, VN–Nhật Bản bắt đầu hiệu lực
Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội
S6,S7/O1,O2,O4,O5: Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm và phát triển thị trường mới
S1,S2/O1,O2,O4,O5: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội
W2,W6/O1,O2,O4,O5: Đổi mới công nghệ => nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm W3,W4/O3: Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sản phẩm thay thế hàng đầu vào nhập khẩu.
W8/O5: Cân đối thương mại với Trung Quốc
Thách thức (T)
1.Suy thoái ở những nền kinh tế lớn phức tạp
2.Xu hướng tận dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời và hàng rào kỹ thuật
3.Giày dép XK không được hưởng chế độ GSP của EU 4.Việt Nam tiếp tục lộ trình giảm thuế theo các cam kết
5. Lạm phát cao Tận dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức T1,T2,T3/S8: Chủ động đối phó các hàng rào phi thuế tại các thị trường lớn để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh
Khắc phục điểm yếu và vượt qua
thách thức
T4/W1,W2,W3,W5: Hoàn thiện hàng rào thuế và phi thuế T3,T4/W3,W6: Phát triển các vùng nguyên liệu.
T4/W7: Điều hành chính sách tỷ giá hối đối linh hoạt T5: Thắt chặt CS tiền tệ, tài khóa
Do mơ hình SWOT nêu trênđược tác giả sử dụng để đề xuất giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chứ khơng phải để đưa ra các chiến lược phát triển, vì vậy, tác giả sẽ khơng sử dụng hết 10 giải pháp từ mơ hình SWOT nêu trên, mà chỉ tập trung vào một vài giải pháp (và gom thành từng nhóm) mà tác giả cho là cần thiết để khuyến nghị thực hiện ở phần 3.2.