Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 43 - 49)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

2.1. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 1998 – 7/2010

2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu

2.1.3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Việt Nam có quan hệ bn bán ngoại thương với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng chỉ riêng 6 bạn hàng chính (tương ứng với 41 quốc gia vì khối EU có 27 quốc gia27 , khối Asean có 10 quốc gia28 ) đã đóng góp hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2-6: Xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường chính của Việt Nam

Thị trường 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 7/2010 Giá trị - tỷ USD Mỹ 0,73 1,07 2,45 3,94 5,02 5,92 7,85 10,1 11,87 11,36 7,66 EU 2,85 3 3,16 3,85 4,97 5,52 7,09 9,1 10,78 9,38 5,98 ASEAN 2,62 2,55 2,43 2,95 4,06 5,74 6,63 8,11 10,19 8,69 6,2 Nhật Bản 2,58 2,51 2,44 2,91 3,54 4,34 5,24 6,09 8,54 6,29 4,15 Trung Quốc 1,54 1,42 1,52 1,88 2,9 3,22 3,24 3,65 4,54 4,91 3,43 Úc 1,27 1,04 1,33 1,42 1,88 2,72 3,74 3,8 4,23 2,28 1,56 Khác 2,91 3,41 3,37 3,15 4,13 4,94 6,01 7,75 12,55 14,2 9,54 Cả nước 14,5 15 16,7 20,1 26,5 32,4 39,8 48,6 62,7 57,1 38,52

27 EU 27 bao gồm các quốc gia: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hịa Síp, Romania, Bulgaria

28 Khối Asean gồm Lào, Cambodia, Malaysia, Philipines, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Myanmar, Brunei Darussalam và Việt Nam

Tỷ trọng - % Mỹ 5,03 7,13 14,67 19,60 18,94 18,27 19,72 20,78 18,93 19,89 19,89 EU 19,66 20,00 18,92 19,15 18,75 17,04 17,81 18,72 17,19 16,43 15,52 ASEAN 18,07 17,00 14,55 14,68 15,32 17,72 16,66 16,69 16,25 15,22 16,10 Nhật Bản 17,79 16,73 14,61 14,48 13,36 13,40 13,17 12,53 13,62 11,02 10,77 Trung Quốc 10,62 9,47 9,10 9,35 10,94 9,94 8,14 7,51 7,24 8,60 8,90 Úc 8,76 6,93 7,96 7,06 7,09 8,40 9,40 7,82 6,75 3,99 4,05 Khác 20,07 22,73 20,18 15,67 15,58 15,25 15,10 15,95 20,02 24,87 24,77 Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Tốc độ tăng KNXK - % Mỹ 46,58 128,97 60,82 27,41 17,93 32,60 28,66 17,52 -4,34 EU 5,26 5,33 21,84 29,09 11,07 28,44 28,35 18,46 -12,99 ASEAN -2,67 -4,71 21,40 37,63 41,38 15,51 22,32 25,65 -14,72 Nhật Bản -2,71 -2,79 19,26 21,65 22,60 20,74 16,22 40,23 -26,33 Trung Quốc -7,79 7,04 23,68 54,26 11,03 0,62 12,65 24,38 8,13 Úc -18,11 27,88 6,77 32,39 44,68 37,50 1,60 11,32 -46,19 Khác 17,18 -1,17 -6,53 31,11 19,61 21,66 28,95 61,94 13,14 Cả nước 3,45 11,33 20,36 31,84 22,26 22,84 22,11 29,01 -8,93

Dựa vào bảng 2-6, các thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất của Việt Nam lần lượt là M ỹ, EU, ASEAN và Nhật Bản. Đây là nhóm thị trường trọng điểm chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó:

Thị trường Mỹ mặc dù gặp suy thoái kinh tế kể từ 2008, nhưng mức tiêu dùng vẫn cao nên không ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2008 và 2009 đều đạt trên 11 tỷ USD), chỉ giảm -4,34% năm 2009 khi Mỹ rơi vào suy thoái nặng nề. Các mặt hàng Việt Nam có lợi thế khi xuất khẩu vào thị trường này là hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản – [27]. Mỹ là quốc gia có chủ trương nhập khẩu những mặt hàng rẻ tiền, cần nhiều sức lao động và nhập khẩu tài nguyên. Thêm vào đó, quy mơ thị trường lớn với thói quen tiêu dùng cao, đa dạng sẽ tiếp tục giúp những mặt hàng xuất khẩu trên đẩy mạnh kim ngạch trong thời gian tới.

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ, kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD từ 2007 đến nay. Các quốc gia Việt Nam xuất khẩu vào nhiều gồm Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha; các mặt hàng xuất khẩu chính là giày dép, dệt may, thủy sản , cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ –[27]. So với Mỹ, EU chịu khủng hoảng kinh tế sau nhưng lại kéo dài và nặng nề khi mà đến 2010, EU vẫn còn đang loay hoay với các vấn đề về khủng hoảng nợ cơng tại nhiều quốc gia của mình. Kể từ 2009, EU chính thứ c không đưa mặt hàng giày dép của Việt Nam vào danh mục các mặt hàng được hưởng chế độ thuế quan phổ cập GSP, trong khi đây lại là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vào thị trường này. Chính vì vậy mà năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh (-12,99%).

Thị trường ASEAN với tỷ trọng xuất khẩu hàng năm vào khoảng 15% lại là đích đến của các sản phẩm dầu thô (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia), gạo (Philippine, Malaysia, Singapore), ắst thép (Indonesia, Lào, Cambo dia, Malaysia), xăng dầu (Lào, Cambodia) – [27]. Với cơ cấu mặt hàng như vậy, Việt Nam đa số xuất

sang thị trường này các sản phẩm nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối ổn định và khá, thường xuyên trên 20%. Năm 2009, do nhu cầu thế giới giảm, làm nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất giảm nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giảm đáng kể (-14,72%). Tuy nhiên, ASEAN được thế giới đánh giá là thị trường năng động và phục hồi nhanh sau khủng hoảng, nên xu hướng này theo tác giả sẽ không kéo dài.

Nhật Bản là thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất trong kim ngạch xuất khẩu năm 2009 với mức giảm -26,33%. Sản phẩm xuất khẩu chính thường là dệt may, thủy sản, dây điện và cáp điện, máy móc phụ tùng, máy vi tính và linh kiện điện tử. Với đặc điểm rất khó tính về chất lượng và các điều kiện kỹ thuật nên việc hàng dệt may và thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì được lợi thế hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường này là một cố gắng lớn. Một điểm đáng chú ý là các mặt hàng liên quan đến tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phụ tùng, linh kiện, sản phẩm điện tử, dây cáp điện v.v. ngày càng có kim ngạch khá vào thị trường này. Theo tác giả, đây là kết quả của việc Nhật Bản tăng cường hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam thời gian qua.

02 thị trường xuất khẩu chính cịn lại của Việt Nam đều là các quốc gia châu Á. Trong đó, Trung Quốc thường nhập khẩu chủ yếu là than đá, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, dầu thơ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Cịn Úc thì chủ yếu nhập dầu thô từ Việt Nam (năm 2009, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam vào thị trường này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Úc – [27]). Đây cũng thường xuyên là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam.

2.1.3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Bảng 2-7: Nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường chính vào Việt Nam Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 7/2010 Giá trị - tỷ USD ASEAN 5,95 7,77 9,33 12,55 15,91 19,57 13,81 8,89 Trung Quốc 3,14 4,6 5,9 7,39 12,71 15,65 16,44 10,78 Đài Loan 2,92 3,7 4,3 4,82 6,95 8,36 6,25 3,85 Nhật Bản 2,98 3,55 4,07 4,7 6,19 7,47 4,87 Hàn Quốc 2,63 3,36 3,59 3,91 5,34 7,07 6,98 5,08 EU 2,48 2,68 2,58 3,13 5,14 5,35 5,83 3,45 Khác 5,2 6,31 6,99 8,39 10,52 13,17 8,86 Cả nước 25,3 31,97 36,76 44,89 62,76 80,71 69,95 45,78 Tỷ trọng - % ASEAN 23,52 24,30 25,38 27,96 25,35 24,25 19,74 19,42 Trung Quốc 12,41 14,39 16,05 16,46 20,25 19,39 23,50 23,55 Đài Loan 11,54 11,57 11,70 10,74 11,07 10,36 8,93 8,41 Nhật Bản 11,78 11,10 11,07 10,47 9,86 10,68 10,64 Hàn Quốc 10,40 10,51 9,77 8,71 8,51 8,76 9,98 11,10 EU 9,80 8,38 7,02 6,97 8,19 6,63 8,33 7,54 Khác 20,55 19,74 19,02 18,69 16,76 18,83 19,35 Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 Tốc độ tăng - % ASEAN 24,7 30,6 20,1 34,5 26,8 23,0 -29,4 Trung Quốc 45,4 46,5 28,3 25,3 72,0 23,1 5,0 Đài Loan 15,4 26,7 16,2 12,1 44,2 20,3 -25,2 Nhật Bản 19,2 19,1 14,6 15,5 31,7 Hàn Quốc 15,4 27,8 6,8 8,9 36,6 32,4 -1,3 EU 34,8 8,1 -3,7 21,3 64,2 4,1 9,0 Khác 39,8 21,3 10,8 20,0 25,4 Cả nước 27,8 26,4 15,0 22,1 39,8 28,6 -13,3

Nếu như các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam thường là các quốc gia phát triển, thì ngược lại, đa phần các thị trường nhập khẩu chính lại là các quốc gia châu Á. Trong đó, chỉ riêng 2 thị trường ASEAN và Trung Quốc đã thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 40% kể từ 2005 trở lại đây trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Đi vào chi tiết, các mặt hàng nhập khẩu chính từ các thị trường trên gồm có:

- ASEAN: Việt Nam chủ yếu nhập xăng dầu (Singapore, Thái Lan, Malaysia), phụ tùng ô tơ, xe máy, máy móc thiết bị (Thái Lan, Indonesia), gỗ và sản phẩm gỗ (Lào, Cambodia), máy vi tính và linh kiện , sản phẩm điện tử (Singapore, Malaysia), kim loại (Lào, Philippine).

- Trung Quốc: nhập khẩu nhiều nhất là các mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; sắt thép; máy vi tính, linh kiện, sản phẩm điện tử và xăng dầu. - Đài Loan: nhập khẩu chủ yếu vải, máy móc thiết bị, xăng dầu và sắt thép. - Nhật Bản: nhập nhiều nhất là máy móc thiết bị, tiếp đến là sắt thép

Hơn 90% hàng nhập khẩu vào Việt Nam là hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm 30%) kết hợp với cơ cấu sản phẩm nhập khẩu theo thị trường ở trên, có thể kết luận đa số máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng nhập khẩu có xuất xứ từ những quốc gia có trình độ cơng nghệ trung bình như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia. Một số ít thì được nhập từ Nhật Bản (chỉ khoảng 15% - [27]). Cơng nghệ trung bình khó giúp Việt Nam đẩy nhanh được q trình cơng nghiệp hóa, nâng cao chất lượng sảng phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường v.v…

Đối với nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, Việt Nam phụ thuộc lớn vào một số quốc gia châu Á. Chẳng hạn : gỗ phụ thuộc Lào, Cambodia; vải, sắt thép phụ thuộc Trung Quốc, Đài Loan; xăng dầu phụ thuộc Úc, Singapore, Malaysia. Việc tập trung quá nhiều vào một vài thị trường sẽ vừa đem lại thuận lợi lẫn khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thuận lợi vì khi ta nhập với số lượng lớn, ta

sẽ có lợi thế trên bàn đàm phán về giá và chất lượng. Khó khăn vì phụ thuộc q nhiều vào một vài nhà cung cấp sẽ khiến ta khó chủ động về nguồn cung, nhất là khi các quốc gia cung cấp thay đổi chính sách thương mại hay gặp sự cố về sản xuất.

Tóm lại, từ việc phân tích cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, tác giả nhận thấy, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất từ những quốc gia châu Á, vốn khơng phải là những nơi có cơng nghệ nguồn đã phản ánh phần nào trình độ sản xuất và khả năng cạnh tranh của ta so với các nước trong khu vực còn thấp. Hoạt động xuất khẩu lại chủ yếu xuất vào thị trường EU và Mỹ là những thị trường khá xa Việt Nam về khoảng cách địa lý. Việc nhập khẩu gần, xuất khẩu xa sẽ khiến cho cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam khó thốt khỏi tình trạng thâm hụt khi mà xu hướng giá dầu và chi phí vận chuyển ngày càng tăng như hiện nay.

Do đó, theo tác giả, trong cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, cần phải có sự điều chỉnh để hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trở nên hợp lý hơn. Phần này sẽ được tác giả đưa ra trong chương 3.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w