Đơn vị: %
Nguồn: [24] – sử dụng chỉ số CPI tính theo tháng 12 hàng năm để tính tỷ lệ lạm phát Như vậy có thể kết luận, lạm phát là một trong những nguyên nhân tạo ra nhập siêu ở Việt Nam thời gian qua.
% 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 31 /7 /1 0
2.2.3.2. Tác động của chính sách thương mại quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam khơng chỉ chịu tác động bởi chính sách thương mại trong nước, mà cịn bởi chính sách thương mại của các nước đối tác.
- Tác động bởi chính sách xuất nhập khẩu Việt Nam:
Để hạn chế nhập khẩu, trước đây Việt Nam thường tập trung sử dụng các công cụ thuế quan. Nhưng kể từ khi Việt Nam tham gia các hiệp định song phương và đa phương thì hàng rào thếu quan buộc phải giảm dần theo cam kết. Chẳng hạn: với CEPT/AFTA: Việt Nam phải giảm thuế suất nhập khẩu còn 0 -5% kể từ 2006, với APEC: Việt Nam phải bỏ hạn ngạch và giảm thuế suất từ 2000-2010, với WTO: Việt Nam phải giảm thuế suất bình quân hiện hành xuống còn 13,4% sau 7 năm gia nhập (tức 2014) – [2]. Vì vậy mà kể từ 2006, khi thuế suất nhập khẩu bắt đầu phải giảm mạnh thì kim ngạch nhập khẩu cũng bắt đầu tăng cao.
Trong khi đó, các hàng rào phi thuế của Việt Nam hi ệu lực thấp. Đơn cử như các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế đối kháng) vốn là những biện pháp mà WTO không cấm sử dụng, thì Việt Nam vẫn chưa tận dụng. Việt Nam đã có Pháp lệnh chống bán phá giá (5/2004), Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (8/2004) nhưng tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một cuộc điều tra chống bán phá giá hay chống trợ cấp nào được khởi phát (trong khi các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan đều đã sử dụng biện pháp này từ lâu), nhất là với các mặt hàng Trung Quốc vốn giá rất rẻ.
Việt Nam cũng đã cố gắng nhiều trong việc đẩy mạnh xuất hàng ra thế giới thông qua phá giá nội tệ, chủ động tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương (AFTA, APEC, WTO) để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam - tỷ trọng hàng thô và sơ chế cao (nhóm hàng này rất dễ bị ép giá do đối thủ cạnh tranh nhiều ) và công tác dự báo thị trường của Chính phủ và doanh nghiệp yếu, nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đúng với mong đợi.
Các chính sách thương mại của các nước đối tác đều ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thơng qua chính sách quản lý nhập khẩu của họ, chẳng hạn:
o EU: EU thường sử dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, chống hàng giả (để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ) và các hàng rào kỹ thuật như quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người lao động v.v… Bởi vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này gặp khá nhiều khó khăn. Trong lịch sử, nhiều mặt hàng Việt Nam đã bị EU khởi kiện và áp thuế như: xe đạp, chốt cài inox, đèn huỳnh quang (2004), giày mũ da (2006) – [26]. Ngoài ra, kể từ 1/1/2009, EU cũng đã loại mặt hàng giày dép của Việt Nam ra khỏi danh sách các sản phẩm được hưởng chế độ GSP dành cho các nước đang phát triển khiến kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2009 giảm -14,7%.
o Mỹ: Mỹ là một quốc gia chủ trương nhập khẩu những mặt hàng rẻ tiền, cần nhiều sức lao động, đây là một lợi thế cho hàng Việt Nam nên thời gian qua, Việt Nam thường xuất siêu với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng là quốc gia thường xuyên sử dụng các công cụ bảo v ệ thương mại tạm thời để hạn chế hàng nhập khẩu có khả năng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước như đã từng áp dụng với hàng xuất khẩu của Việt Nam: cá da trơn (2002), tôm (2003), lị xo khơng bọc (2008), túi nhựa PE (2009), và hiện nay đang điều tra chống lẩn tránh thuế đối với mắc treo quần áo bằng thép – [26].
Một số quốc gia khác thì áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam như Trung Quốc (thơng qua chính sách hàng xuất khẩu giá rẻ, phát triển hình thức biên mậu), khối ASEAN thơng qua CEPT/AFTA v.v…
Trong số các chính sách thương mại trong và ngồi nước, thì chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng nhập siêu vì hiệu quả quản lý nhập khẩu còn thấp, trong khi năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước (về giá, chất lượng, mẫu mã) chưa cao. Vì vậy, cải thiện hiệu quả các cơng cụ quản lý nhập khẩu là một vấn đề bức thiết trong thời gian tới, đặc biệt khi thời hạn cuối của các cam kết quốc tế ngày càng gần.
2.2.3.3. Mất cân đối thương mại lớn với một số thị trường đặc biệt
Qua phân tích về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, tác giả nhận thấy Việt Nam hiện đang mất cân đối thương mại lớn với 02 thị trường: ASEAN và Trung Quốc. Cụ thể:
Bảng 2-9 Mất cân đối thương mại lớn của Việt Nam phân theo thị trường
Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 7/2010 Nhập siêu cả nước -5,2 -5,47 -4,36 -5,09 -14,16 -18,01 -12,85 -7,26 ASEAN -KNXK -KNNK
-Nhập siêu với ASEAN -Nhập siêu với ASEAN so với cả nước (%) 2,95 4,06 5,74 6,63 8,11 10,19 8,69 6,2 5,95 7,77 9,33 12,55 15,91 19,57 13,81 8,89 -3 -3,71 -3,59 -5,92 -7,8 -9,38 -5,12 -2,69 57,69 67,82 82,34 116,31 55,08 52,08 39,84 37,05 Trung Quốc -KNXK -KNNK -Nhập siêu với TQ -Nhập siêu với TQ so với cả nước (%) 1,88 2,9 3,22 3,24 3,65 4,54 4,91 3,43 3,14 4,6 5,9 7,39 12,71 15,65 16,44 10,78 -1,26 -1,7 -2,68 -4,15 -9,06 -11,11 -11,53 -7,35 24,23 31,08 61,47 81,53 63,98 61,69 89,74 101,24
Nguồn: [24] cho giai đoạn 2007-2008 và [27] cho giai đoạn 2009-2010
Theo bảng 2-9, nhập siêu của Việt Nam với khu vực ASEAN ngày càng giảm dần cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng. Ngược lại, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc lại rất đáng báo động. Kể từ 2005, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc luôn trên 50%, riêng năm 2009 thì chiếm gần 90% tổng kim ngạch nhập siêu của cả nước. Năm 2010 tuy chưa kết thúc nhưng chỉ tính đến tháng 7, thì tỷ lệ này đã vượt 100%. Tình trạng này sẽ còn trầm trọng hơn trong tương lai khi mà Việt Nam chính thức gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ 2015 theo khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA).
FDI thực hiện FDI đăng ký
Tốc độ tăng FDI thực hiện (%) 096
044 024 016 008 003 002 006 002 -001 -014
Như vậy, có thể kết luận, một ngun nhân chính khiến cho kim ngạch nhập siêu của Việt Nam thời gian qua tăng cao là do sự mất cân đối thương mại nặng nề với một vài thị trường, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, để giảm nhập siêu, nhất thiết cần phải có biện pháp cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với các thị trường này.
2.2.3.4. Tác động của đầu tư quốc tế
Sự luân chuyển vốn quốc tế cũng góp phần tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam, trong các dòng vốn đầu tư quốc tế, đáng kể nhất là 02 dòng vốn FDI và ODA. Và cả 02 dịng vốn này đều góp phần tạo ra nhập siêu ở Việt Nam thời gian qua. Cụ thể:
- Tác động của vốn FDI: