2.1.3.1Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a. Khái niệm
Cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống
nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành
giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản
xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn
của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương
thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các
phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế
cạnh tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp như sau:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.”
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra
từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp,
khơng chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức
quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà còn đánh giá, so sánh với các đối
thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa
nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá
không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh.
Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh
nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các địi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế,
lợi thế bên ngồi đơi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh
thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay. Do đó, phân tích năng lực cạnh tranh địi hỏi phải
có quan điểm tồn diện, đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau và đặt
doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh cụ thể.