- Tác động của chuẩn mực lên BCKT
2.3 Đặc điểm hoạt động kiểm toán độc lập VN
Ở Việt Nam, nghề kiểm toán đã xuất hiện từ năm 1991, trong 14 năm đầu, việc quản lý, giám sát các hoạt động của KTV đều do Bộ Tài chính thực hiện. Tuy nhiên do yêu cầu của thực tiễn, năm 2005, Bộ Tài chính chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kiểm toán cho VACPA.
- Các văn bản pháp lý chi phối kiểm toán độc lập.
Các văn bản về kiểm toán độc lập như hiện nay bao gồm Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105 CP, gần đây nhất là nghị định 30/2009/NĐ – CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 105 CP nhằm tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa mơi trường đầu tư ở VN và cơng khai minh bạch nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập, Nghị định của Chính phủ về kiểm tốn độc lập đã bộc lộ một số hạn chế, mà cụ thể:
+ Nghị định về KTĐL chưa đáp ứng được đầy đủ vai trị, vị trí hoạt động KTĐL
trong nền kinh tế quốc dân.
+ Một số quy định trong NĐ về KTĐL khơng cịn phù hợp hoặc còn thiếu so với thơng lệ quốc tế và địi hỏi của thị trường Việt Nam.
+ Đối tượng áp dụng Nghị định về KTĐL chưa bao quát, đầy đủ và toàn diện hoạt động của nền kinh tế quốc dân, chưa đáp ứng được các bước chuyển đổi về nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới, nhằm đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế.
2.3.1 Các dịch vụ do kiểm toán độc lập cung cấp
Hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện hai chức năng cơ bản. Đó là, chức năng xác nhận và chức năng tư vấn. Theo đó, chức năng xác nhận được thể hiện qua việc KTV thu thập bằng chứng và đưa ra ý kiến nhận xét về sự phù hợp giữa các thông tin so với các chuẩn mực đã được thiết lập, chức năng này gắn liền với sản phẩm của nó là các dịch vụ kiểm toán. Chức năng tư vấn gắn liền với các dịch vụ tư vấn.
Như vậy, xuất phát từ chức năng của hoạt động kiểm toán độc lập, sản phẩm dịch vụ của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam có thể được chia thành hai nhóm: dịch vụ kiểm tốn và dịch vụ tư vấn. Trong đó, dịch vụ kiểm tốn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của các cơng ty kiểm tốn.
Bảng 1 : Các dịch vụ của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.
Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ tư
vấn
- Kiểm toán BCTC.
Kiểm tốn BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết tốn thuế.
- Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hồn thành.
- Kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án. - Kiểm tốn thơng tin tài chính.
- Tư vấn tài chính. - Tư vấn thuế.
- Tư vấn nguồn nhân lực.
Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin. - Tư vấn quản lý.
- Dịch vụ kế toán.
- Dịch vụ định giá tài sản.
Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế tốn, kiểm tốn.
- Dịch vụ soát xét BCTC.
Kiểm tra thơng tin tài chính trên cơ sở h vụ khác liên quan đến tài chính, kế tốn, các thủ tục thỏa thuận
Thơng qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế tốn các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thơng tin tin cậy, và tăng cường lịng tin của người sử dụng các thơng tin tài chính, từng bước đưa cơng tác quản lý tài chính, kế tốn trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể nói hoạt động kiểm tốn độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngồi, thực hiện cơng khai minh bạch BCTC (BCTC), phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính, của doanh nghiệp và Nhà nước.