Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Gỉải pháp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 37)

- Tác động của chuẩn mực lên BCKT

1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thị trường vốn mới phát triển 10 năm trở lại đây. Để nâng cao niềm tin của người sử dụng đối với BCKT của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, cũng như rút ngắn khoảng cách giữa mong đợi và thực tế, cũng như để thị trường vốn phát triển bền vững, một số bài học Việt Nam cần rút ra xuất phát từ chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Hoa Kỳ liên quan đến BCKT như sau:

1.4.1. Phải cập nhật, hiệu đính thường xun hệ thống chuẩn mực kiểm tốn.

Xuất phát từ sự sụp đổ của các công ty hàng đầu trên thế giới, từ sự sụp đổ của cơng ty kiểm tốn Arthur Anderson và những đòi hỏi của thực tế là phải rút ngắn khoảng cách giữa mong đợi và thực tế kiểm tốn, từ đó các quốc gia trên thế giới đã nhiều lần sửa đổi chuẩn mực kiểm toán quốc tế, trong đó có chuẩn mực BCKT về BCTC. Việt Nam là một quốc gia đi sau trong phát triển thị trường vốn

cũng như hoạt động kiểm tốn độc lập, vì vậy chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước: Đó là việc thường xuyên bổ sung và hoàn thiện chuẩn mực kiểm tốn, trong đó có chuẩn mực BCKT về BCTC. Có như vậy, các chuẩn mực kiểm tốn nói chung và chuẩn mực BCKT về BCTC nói riêng mới thể hiện đúng chức năng, vai trị và mục đích của nó là: Quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở cho KTV và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm soát.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng hiện nay được ban hành dựa theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ban hành năm 1994, trong khi quốc tế đã nhiều lần sửa đổi bổ sung. Mới đây quốc tế đã ban hành các chuẩn mực ISA 700, ISA 705 và ISA 706 ở tháng 9 năm 2009 để hồn thiện hơn về chuẩn mực kiểm tốn về BCTC, thì Việt Nam vẫn chưa hiệu đính các chuẩn mực kiểm tốn đã ban hành. Vì vậy Việt Nam nên tổ chức cập nhật thường xuyên chuẩn mực kiểm toán quốc tế để sớm kiện tồn và hệ thống hóa lại hệ thống chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam để phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

1.4.2. Ban hành những hướng dẫn chi tiết.

Chuẩn mực kiểm tốn nói chung và chuẩn mực BCKT về BCTC nói riêng chỉ là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ. Do vậy, để áp dụng trong thực tế ln cần có những hướng dẫn chi tiết.

Thực tế kiểm tốn đơi khi xảy ra những trường hợp không thường xuyên, nếu chỉ dựa vào ngững nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ như trong chuẩn mực, thì KTV khó mà đưa ra ý kiến trên BCKT như mong muốn, có thể mỗi một KTV sẽ vận dụng một cách khác nhau, từ đó khó mà kiểm sốt được chất lượng của BCKT. Vì vậy Việt Nam nên có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thống nhất cho những trường hợp. Do đó việc hướng dẫn chi tiết chuẩn mực kiểm toán về “BCKT về BCTC” như các chuẩn mực kiểm toán về BCTC mà quốc tế đã ban hành cuối năm 2009 là hết sức cần thiết.

Kết luận chương 1: Chương này cho thấy: BCKT là một phương thức đảm

của xã hội và các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường, là phương tiện làm tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Trải qua hơn 2 thế kỷ, BCKT không ngừng thay đổi để đáp ứng yêu cầu thực tế. Đến nay BCKT phần nào hồn thiện, góp phần vào việc cơng khai, minh bạch thông tin và nâng cao niềm tin cho người sử dụng. Tuy nhiên sự tác động của môi trường pháp lý, những quy định của chuẩn mực kiểm toán, cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội sẽ tác động đến chất lượng của BCKT. Do vậy KTV cần khơng ngừng hồn thiện quy trình kiểm tốn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để cuối cùng đưa đến những BCKT ngày càng có chất lượng hơn.

Mặc dù chất lượng của BCKT được cải thiện qua thời gian, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa mong đợi và thực tế kiểm toán. Để rút ngắn khoảng cách này, các nước khơng ngừng hồn thiện và liên tục hiệu đính và ban hành thêm chuẩn mực kiểm tốn, trong đó có chuẩn mực kiểm tốn BCKT về BCTC. BCKT hiện nay được soạn thảo theo chuẩn mực ISA 700, ISA 705 và ISA 706 ban hành năm 2009 là một bước đột phá mới.

Tác giả dựa vào nghiên cứu của chương này để làm cơ sở đánh giá thực trạng của BCKT về BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời là cơ sở để đưa ra gải pháp nâng cao chất lượng của BCKT.

Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CÁO KIỂM TỐN VỀ BCTC CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 2.1 Tổng quan về công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Công ty niêm yết là cơng ty có chứng khốn được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung sau khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn niêm yết.

Cơng ty niêm yết có vai trị quan trọng trong nền kinh tế nước ta, là động lực cơ bản của nền kinh tế, là loại hình doanh nghiệp có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất và tinh thần có hiệu quả cao nhất. Sự phát triển của các công ty niêm yết phù hợp với xu hướng xã hội hóa sản xuất gắn liền với sở hữu hóa của người lao động, tạo điều kiện cho những người lao động trở thành những nhà đầu tư, chủ sở hữu công ty theo thị trường trong phạm vi mỗi nước và trong vi mô tồn cầu. Cơng ty niêm yết góp phần vào việc hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

2.1.1 Lịch sử hình thành TTCK Việt Nam.

Để thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, địi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngồi nước vào đầu tư phát triển kinh tế thơng qua chứng khốn nợ và chứng khốn vốn.

Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 28-11-1996, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 75 thành lập UBCKNN (SSC), là cơ quan trực thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, đã đánh dấu ngày ra đời chính thức của TTCK Việt Nam, sau hơn sáu năm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường.

Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và TTCK cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 7-9-2004, Thủ Tướng Chinh phủ đã có Quyết định số 161/2004/ QĐTTG về việc sáp nhập UBCKNN vào Bộ Tài chính, theo nội dung Quyết định này UBCKNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK, trực tiếp giám sát và quản lý TTCK theo quy định của pháp luật.

Ngày 20/07/2000, TTGDCK TP.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết là REE và SAM. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khốn Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số: 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM(Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM trước đây), sau gần 10 năm đi vào hoạt động, từ chỗ chỉ có 2 loại cổ phiếu đến tháng 4 năm 2010 trên sở giao dịch chứng khốn TP.CHM đã có tới 277 cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị niêm yết trên toàn thị trường của SGDCK TP.HCM là 119.667.570,20 (triệu đồng). Cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa trên thị trường.

TTGDCK Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau gần năm hoạt động, TTGDCK Hà Nội đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và cơng chúng đầu tư.

Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội đã chính thực được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 chuyển đổi thành sở

giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổng số lượng chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết kể cả sàn UPCOM là 829, tổng giá trị 210,583,456,640 ngàn đồng tính đến thời điểm hiện tại

2.1.2. Thực trạng công ty niêm yết ở VN hiện nay.

TTCK Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên trên SGDCK.TP.HCM (Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM trước đầy) vào ngày 28/07/2000 với chỉ 2 cổ phiếu, đó là: cổ phiếu của cơng ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) và cổ phiếu của công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn Thơng (SAM). Đến 31/12/2009 số lượng cơng ty chính thức niêm yết và đưa vào giao dịch trên SGDCK. TP.HCM đã lên tới 200 cơng ty và quỹ đầu tư. Trong đó có 196 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ đã chính thức giao dịch.

- SGDCK.TP.HCM năm 2006 đón nhận được nhiều cổ phiếu niêm yết nhất tình kể từ lúc đi vào hoạt động. Số cổ phiếu niêm yết thêm ở năm 2006 là 75 loại cổ phiếu, và 2 loại cổ phiếu VSH và DXP chuyển từ TTGDCK Hà Nội. Nâng tổng số loại cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết lên 110 loại. Đặc biệt trong số những cổ phiếu niêm yết ở năm 2006 phải kể đến một số cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như: cổ phiếu Vinamilk (VMM), cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Mã STB) và một loại cổ phiếu lớn thuộc ngành điện – cổ phiếu của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (mã PPC). Với số lượng cổ phiếu lớn chính thức niêm yết của các loại cổ phiếu kể trên đã cung cấp một nguồn hàng phong phú đáng kể và góp phần tạo sự hấp dẫn cho thị trường, đồng thời làm chủ biến động của chỉ số VN – Index vào thời gian đó.

(Chi tiết danh sách cơng ty niêm yết và chính thức giao dịch ở phụ lục số 01.)

- SGDCK HN (trung tâm giao dịch chứng khoán HN trước đây).

TTGDCK HN chính thức đi vào hoạt động ở ngày 14/07/2005 chỉ có 3 cổ phiếu là CID, GHA và VTL, cuối năm có thêm 2 cổ phiếu nữa là ILC và BBS. Năm 2006, số lượng cổ phiếu niêm yết ở TTGDCKHN tăng lên 73 cổ phiếu đưa tổng số cổ phiếu được niêm yết chính thức giao dịch lên 78 cổ phiếu. Năm 2007, năm 2008 số lượng cơng ty niêm yết có tăng, nhưng khơng nhiều cụ thể năm 2007 có 27 cổ

phiếu niêm yết thêm và năm 2008 con số này là 57. Năm 2009 có thể nói là năm phát triển mạnh mẽ nhất về số lượng cơng ty có cổ phiếu niêm yết trên SGDCKHN, với 95 cơng ty có cổ phiếu giao dịch chính thức tại SGDCKHN đưa tổng số cơng ty có cổ phiếu niêm yết lên tới 257 cơng ty tính đến ngày 31/12/2009.

(Chi tiết danh sách cơng ty niêm yết và chính thức giao dịch ở phụ lục số 02.)

2.1.3. Phân loại công ty niêm yết.

2.1.3.1. Theo thời gian niêm yết.

- Phân loại công ty niêm yết theo thời gian chính thức giao dịch tại sàn TP.HCM. (tính đến 31/12/2009)

Bảng kê danh sách công ty niêm yết tại phụ lục số 03 cho thấy, tính đến 31/12/2009, tổng số cơng ty có cổ phiếu chính thức niêm yết trên sàn TP.HCM là 196 cơng ty, con số này ở sàn Hà Nội là 257 công ty. Năm 2006 đến 2009 là những năm phát triển mạnh nhất về số lượng cơng ty có cổ phiếu niêm yết trên hai sàn. Năm 2006, sàn TP. HCM có thêm 57 cơng ty có cổ phiếu đưa vào giao dịch, sàn Hà Nội có 73. Thời gian từ năm 2006 đến năm 2009 số lượng công ty niêm yết tăng lên rất nhiều.

2.1.3.2. Theo ngành nghề.

- Phân theo lĩnh vực ngành nghề: tính đến 31/12/2009

Bảng phân loại cơng ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán của VN theo ngành nghề ở phụ lục số 04 cho thấy:

- Trên sàn TP.HCM, các công ty niêm yết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Nhưng nhìn chung phần lớn các công ty hoạt động ở các lĩnh vực như: đầu tư và phát triển bất động sản có 23 cơng ty, nơng sản và thủy sản 17 công ty, vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt 15 công ty, xây dựng công nghiệp 10 công ty và còn lại ở các lĩnh vực vận tải hàng hải, thực phẩm, sắt thép, Containers & đóng gói, máy móc cơng nghiệp, dược phẩm và ngân hàng….

- Trên sàn Hà Nội, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm số lượng cao với 52 công ty, tiếp đến là lĩnh vực vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt 48 công ty. Lĩnh vực xuất bản cũng có nhiều cơng ty niêm yết với số lượng 18. Ở

sàn Hà Nội lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng có nhiều cơng ty niêm yết với số lượng 13, tiếp đến là các lĩnh vực như Containers & đóng gói, máy móc cơng nghiệp…. Đặc biệt ở sàn HN có sự tham gia của các cơng ty trong lĩnh vực dịch vụ đầu tư (cơng ty chứng khốn) với 8 cơng ty niêm yết.

2.1.3.3. Theo quy mô vốn.

Qua bảng kê phân loại theo nhóm vốn của sàn TP.HCM và sàn Hà Nội (tính đến 31/12/2009) ở phụ lục số 05 và số 06 cho thấy:

+ Ở sàn TP.HCM, phần lớn đa số là cơng ty có nhóm vốn ở mức trung bình của sàn này (Nhóm 2: 100 tỷ - < 500 tỷ), cụ thể số cơng ty thuộc nhóm này là 101 cơng ty, chiếm 51,53% trong tổng số cơng ty niêm yết. Số cơng ty có quy mơ vốn lớn (Nhóm 4: ≥ 1000 tỷ) có 25 cơng ty chiếm 12,76%.

+ Tương tự ở sàn Hà Nội, số cơng ty có vốn nhỏ (nhóm 1: < 50 tỷ) chiếm đai đa số, với số lượng 143 công ty chiếm 55,64%. Số cơng ty có quy mơ lớn (Nhóm 4: ≥ 1000 tỷ) của sàn này chỉ có 8 cơng ty và chiếm 3,12%.

2.1.4 Tiêu chuẩn niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Theo điều 8 nghị định 14/2007/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, quy định các cơng ty muốn niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM phải thỏa các điều kiện như điều kiện niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán như:

- Về vốn điều lệ (theo sổ sách kế tốn): Là cơng ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế tốn. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ;

- Về kết quả hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

Khơng có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban

Một phần của tài liệu Gỉải pháp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w