Phân loại công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Gỉải pháp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 43)

- Tác động của chuẩn mực lên BCKT

2.1 Tổng quan về công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

2.1.3. Phân loại công ty niêm yết

2.1.3.1. Theo thời gian niêm yết.

- Phân loại công ty niêm yết theo thời gian chính thức giao dịch tại sàn TP.HCM. (tính đến 31/12/2009)

Bảng kê danh sách công ty niêm yết tại phụ lục số 03 cho thấy, tính đến 31/12/2009, tổng số cơng ty có cổ phiếu chính thức niêm yết trên sàn TP.HCM là 196 công ty, con số này ở sàn Hà Nội là 257 công ty. Năm 2006 đến 2009 là những năm phát triển mạnh nhất về số lượng cơng ty có cổ phiếu niêm yết trên hai sàn. Năm 2006, sàn TP. HCM có thêm 57 cơng ty có cổ phiếu đưa vào giao dịch, sàn Hà Nội có 73. Thời gian từ năm 2006 đến năm 2009 số lượng công ty niêm yết tăng lên rất nhiều.

2.1.3.2. Theo ngành nghề.

- Phân theo lĩnh vực ngành nghề: tính đến 31/12/2009

Bảng phân loại cơng ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán của VN theo ngành nghề ở phụ lục số 04 cho thấy:

- Trên sàn TP.HCM, các công ty niêm yết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Nhưng nhìn chung phần lớn các công ty hoạt động ở các lĩnh vực như: đầu tư và phát triển bất động sản có 23 cơng ty, nơng sản và thủy sản 17 công ty, vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt 15 công ty, xây dựng cơng nghiệp 10 cơng ty và cịn lại ở các lĩnh vực vận tải hàng hải, thực phẩm, sắt thép, Containers & đóng gói, máy móc cơng nghiệp, dược phẩm và ngân hàng….

- Trên sàn Hà Nội, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm số lượng cao với 52 công ty, tiếp đến là lĩnh vực vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt 48 cơng ty. Lĩnh vực xuất bản cũng có nhiều cơng ty niêm yết với số lượng 18. Ở

sàn Hà Nội lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng có nhiều cơng ty niêm yết với số lượng 13, tiếp đến là các lĩnh vực như Containers & đóng gói, máy móc cơng nghiệp…. Đặc biệt ở sàn HN có sự tham gia của các cơng ty trong lĩnh vực dịch vụ đầu tư (cơng ty chứng khốn) với 8 cơng ty niêm yết.

2.1.3.3. Theo quy mô vốn.

Qua bảng kê phân loại theo nhóm vốn của sàn TP.HCM và sàn Hà Nội (tính đến 31/12/2009) ở phụ lục số 05 và số 06 cho thấy:

+ Ở sàn TP.HCM, phần lớn đa số là cơng ty có nhóm vốn ở mức trung bình của sàn này (Nhóm 2: 100 tỷ - < 500 tỷ), cụ thể số cơng ty thuộc nhóm này là 101 cơng ty, chiếm 51,53% trong tổng số công ty niêm yết. Số cơng ty có quy mơ vốn lớn (Nhóm 4: ≥ 1000 tỷ) có 25 cơng ty chiếm 12,76%.

+ Tương tự ở sàn Hà Nội, số cơng ty có vốn nhỏ (nhóm 1: < 50 tỷ) chiếm đai đa số, với số lượng 143 công ty chiếm 55,64%. Số cơng ty có quy mơ lớn (Nhóm 4: ≥ 1000 tỷ) của sàn này chỉ có 8 cơng ty và chiếm 3,12%.

2.1.4 Tiêu chuẩn niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Theo điều 8 nghị định 14/2007/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, quy định các công ty muốn niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM phải thỏa các điều kiện như điều kiện niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán như:

- Về vốn điều lệ (theo sổ sách kế tốn): Là cơng ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế tốn. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ;

- Về kết quả hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

Khơng có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phịng theo quy định của pháp luật; cơng khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban

kiểm sốt, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng, cổ đơng lớn và những người có liên quan;

- Về số lượng cổ phiếu và cổ đông: Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của cơng ty do ít nhất 100 cổ đơng nắm giữ;

- Về hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu đối với các cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, BGĐ và KTT: Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, khơng tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

- Về hồ sơ đăng niêm yết cổ phiếu: Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP.

- Về loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

2.1.5 Tiêu chuẩn niêm yết tại sở dịch chứng khoán Hà Nội

Theo điều 9 nghị định 14/2007/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, quy định các cơng ty muốn niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội phải thỏa các điều kiện như điều kiện niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán như:

- Về vốn điều lệ (theo sổ sách kế tốn): Là cơng ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Về kết quả hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, khơng có các khoản nợ phải trả q hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

- Về số lượng cổ phiếu và cổ đơng: Cổ phiếu có quyền biểu quyết của cơng ty do ít nhất 100 cổ đơng nắm giữ;

- Về hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu đối với các cổ động là thành viên HĐQT, BKS, BGĐ và KTT: Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm

soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, khơng tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

- Hồ sơ niêm yết: Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP.

- Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của 14/2007/NĐ-CP.

2.2. Các quy định pháp lý liên quan đến BCKT.

2.2.1. Nghị định 105/2004/NĐ – CP và thông tư 64/2004/TT- BTC.

Theo điều 29 nghị định 105 CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập quy định liên quan đến việc soạn và phát hành BCKT như sau:

Công việc kiểm toán độc lập do các KTV và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện. Khi kết thúc cơng việc kiểm tốn, KTV và doanh nghiệp kiểm toán phải lập BCKT, trong đó ghi rõ ý kiến về kết quả kiểm tốn.

BCKT phải độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của KTV hành nghề thực hiện kiểm toán và KTV là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu. KTV hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đơn vị được kiểm tốn về ý kiến kiểm tốn của mình.

Một trong hai chữ ký của KTV trên BCKT của tổ chức kiểm tốn nước ngồi được thành lập và hoạt động tại Việt Nam hoặc chưa được thành lập ở Việt Nam phải là người Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 105 ngày 30/03/2004.

Theo thông tư 64/2004/TT- BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ – CP về kiểm toán độc lập quy định một số điểm liên quan đến phát hành BCKT và chịu trách nhiệm về BCKT được phát hành như sau:

- KTV khơng có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm tốn được Bộ Tài chính xác nhận thì khơng được ký BCKT.

- Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng theo hợp đồng kiểm toán đã ký kết và chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm tốn:

+ Có lợi ích liên quan trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị được kiểm tốn tại ngày ký BCKT; và

+ Có hiểu biết một cách hợp lý về BCTC và cơ sở lập BCTC là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn và các quy định pháp lý có liên quan; và

+ Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên BCTC đã kiểm tốn.

Những quy định của chính phủ liên quan đến phát hành BCKT và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán đối với người sử dụng kết quả kiểm tốn góp phần vào việc kiểm sốt và nâng cao chất lượng của BCKT. Những quy định này giúp cho KTV và doanh nghiệp kiểm toán nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý về việc phát hành BCKT.

2.2.2. Chuẩn mực kiểm toán.

Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành 37 CMKT, CMKT Việt Nam được ban hành phù hợp với CMKT quốc tế. Trong 37 CMKT được ban hành, có các CMKT liên quan đến BCKT như: VSA 700 “BCKT về BCTC” ban hành 27/09/1999, VSA 800 “BCKT về những cơng việc kiểm tốn đặc biệt, VSA 910 “Cơng tác sốt xét BCTC”. Trong đó VSA 700 tập trung hướng dẫn việc soạn thảo BCKT về BCTC.

- CMKT Việt Nam số 700 “BCKT về BCTC” đã quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với nội dung và hình thức của BCKT do KTV và cơng ty kiểm tốn cơng bố sau khi

thực hiện cơng việc kiểm tốn BCTC của một đơn vị.

-Chuẩn mực cũng nêu rõ: KTV và cơng ty kiểm tốn phải sốt xét và đánh giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm tốn.

Trong ý kiến của KTV và cơng ty kiểm tốn phải xác định mức độ phù hợp của BCTC với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, cũng như xác định sự tuân thủ theo các quy định pháp lý có liên quan khi lập BCTC.

Nội dung căn bản của chuẩn mực VSA 700 như sau:

- Khái niệm BCKT

- Các yếu tố cơ bản của một BCKT

- Nội dung của từng yếu tố cơ bản của một BCKT - BCKT về BCTC hợp nhất.

- Các loại ý kiến của KTV về BCTC.

Mặc dù chuẩn mực VSA 700 đã hướng dẫn chi tiết nội dung và hình thức của một BCKT, đồng thời cũng hướng dẫn các loại ý kiến kiểm tốn có thể đưa ra và đưa ra mẫu BCKT cụ thể. Tuy nhiên VSA 700, chưa chỉ ra được những trường hợp cụ thể dẫn đến KTV đưa ra ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC và trách nhiệm của KTV cũng như cơ sở cho ý kiến đó.

2.2.3. BCTC cho các cơng ty niêm yết.

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Vì vậy các cơng ty niêm yết phải có trách nhiệm lập và trình bày BCTC.

Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định hệ thống báo cáo tài chính cho cơng ty niêm yết gồm:

- Báo cáo tài chính năm gồm:

+ Bảng cân đối kế tốn Mẫu số B 01 – DN

+ +

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 02 – DN Mẫu số B 03 - DN

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN - Báo cáo tài chính giữa niên độ:

(1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN; + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

(dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN; + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN; + Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN.

(2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

+ Bảng cân đối kế tốn giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN; + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

(dạng tóm lược): Mẫu số B 02b – DN; + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN; + Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN. - Trường hợp công ty niêm yết là công ty mẹ của một tổ chức khác thì ngồi BCTC năm của riêng cơng ty mẹ, thì cơng ty niêm yết cịn có BCTC hợp nhất.

Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

+ Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN

2.2.4. Các quy định pháp lý khác.

Ủy ban chứng khoán nhà nước ban hành nhiều văn bản có liên quan như QĐ số 89 ngày 24/10/2007, thông tư số: 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 1 năm 2010, nhằm tác động đến chất lượng của BCKT cũng như thông tin công bố của các công ty đại chúng có liên quan đến BCKT, cụ thể như:

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 về việc ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Quyết định này quy định những tiêu chuẩn, điều kiện của một cơng ty kiểm tốn để có thể kiểm tốn cho cơng ty đại chúng. Quy định còn quy định những điều kiện để KTV có thể kiểm tốn BCTC cho cơng ty đại chúng. Qua đó nhằm nâng cao năng lực của các cơng ty kiểm tốn, đồng thời cũng lựa chọn những cơng ty kiểm

tốn có đủ năng lực để kiểm tốn BCTC cho các cơng ty đại chúng, từ đó góp phần vào việc BCKT được phát hành bởi các cơng ty kiểm tốn có chất lượng hơn.

Quy chế quy định những tiêu chuẩn, điều kiện mà doanh nghiệp kiểm tốn được chấp thuận phải có là:

- Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 20, Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm tốn độc lập và Điều 1 của Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về việc sửa

Một phần của tài liệu Gỉải pháp nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 43)