- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD 2011 Tất cả bệnh nhân đều đo CNTK, làm điện tâm đồ và siêu âm tim.
87. 4.2 Tỷ lệ BLTM ở BN BPTNMT
Trong các BLTM thì rối loạn nhịp tim gặp nhiều nhất có 76/100 BN (chiếm 76%). Tâm phế mạn có 59/100 BN chiếm 59%. Bệnh van tim có 69/100 BN chiếm 69%. Tăng huyết áp có 37/100 chiếm 37%, suy tim có 22/100 chiếm 22%. Bệnh mạch vành có 12/100 BN (chiếm 12%). Nhồi máu não có 3/100 BN (chiếm 3%).
Tỷ lệ rối loạn nhịp tim , nhồi máu não trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của khoa tim mạch tổng quát Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (n = 96): RLNT 70,8%, NMN 3% [3], Ngô Quý Châu và Nguyễn Chính Điện(n = 102): RLNT 89,2% [46]. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Tác giả Ngô Quý Châu và Nguyễn Chính Điện, thấp hơn một số tác giả De Lucas – Ramos P (n = 572): 53% THA [45] điều này có thể giải thích do ở những nước phát triển tỷ lệ BLTm cao hơn, tình trạng hút thuốc lá, xơ vữa mạch máu, thừa cân là nguyên nhân thường gặp. Tỷ lệ bệnh nhân Tâm phế mạn đánh giá theo ALĐMPtt trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Ngô Quý Châu và Nguyễn Chính Điện (n = 102) [46]: TPM chiếm 70,6%, tỷ lệ này tương đối cao có thể giải thích do hiện nay siêu âm tim phát hiện sớm tăng ALĐMPtt giúp chẩn đoán TPM giai đoạn sớm, chưa có biểu hiện lâm sàng. Tỷ lệ bệnh nhân TPM chẩn đoán theo Hội chứng Suy tim phải là 19%, theo biểu hiện dày nhĩ phải trên Điện tâm đồ là 31%, Kết quả của chúng tôi tương tự so với Nguyễn Thị Thuý Nga (35,8%) [68]. Tỷ lệ BN suy tim thấp hơn của tác giả Ngô Quý Châu và Nguyễn Chính Điện (40,1%) [46], tương tự kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nhân dân Gia Định(18,8%) [3].
Bệnh đồng mắc là một vấn đề khá thường gặp ở BPTNMT do hậu quả của tiếp xúc lâu dài với các chất và khí độc hại như: khói thuốc lá thuốc lào, khói bếp củi bếp than, ô nhiễm trong nhà…gây ra phản ứng viêm mang tính hệ thống, có tác động toàn thân đến nhiều cơ quan trong đó hàng đầu là tim mạch.
Mối quan hệ bệnh đồng mắc và BPTNMT rất phức tạp. Việc thiếu xót trong chẩn đoán và điều trị các bệnh đi kèm là những yếu tố làm xấu đi tiên lượng BPTNMT. Tuy vậy việc điều trị lại vô cùng khó khăn. Việc dùng thuốc chẹn beta làm xấu đi chức năng hô hấp trong BPTNMT, nhưng việc không dùng chúng lại làm tăng nguy cơ tim mạch trên BPTNMt đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ. Ngược lại thuốc giãn phế quản có thể góp phần làm loạn nhịp tim. Thuốc kháng cholinergic có thể ảnh hưởng nhãn áp và chức năng bàng quang. Corticoid có thể gây đục thủy tinh thể, liều cao kéo dài gây loãng xương, tăng huyết áp, tiểu đường.
Bệnh đồng mắc là nguyên nhân dẫn đến tăng tần suất nhập viện, tăng tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị BPTNMT. Việc điều trị sớm đầy đủ các bệnh đồng mắc là yếu tố quan trọng trong đánh giá và tiên lượng BPTNMT.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng 100% bệnh nhân nghiên cứu đều có bệnh lý tim mạch kèm theo. Đặc điểm này cũng được ghi nhận trong một số nghiên cứu khác về BPTNMT.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu gồm 100 BN bị BPTNMT, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: