- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD 2011 Tất cả bệnh nhân đều đo CNTK, làm điện tâm đồ và siêu âm tim.
a) Đo chức năng thông khí phổ
* Phương pháp : Đây là xét nghiệm cận lâm sàng bắt buộc và chỉ định cho tất cả các đối tượng nghiên cứu. Chức năng thông khí phổi được đo sau khi các đối tượng nghiên cứu đã được khám lâm sàng.
*Mục đích : Đánh giá các chỉ số FEV1, VC, FVC, FEV1/VC, FEV1/FVC. Bìnhthường các chỉ số FEV1, VC, FVC ≥80% SLT; Các chỉ số FEV1/VC và FEV1/FVC≥ 70%.
* Kỹ thuật đo:
- Trước khi đo, máy được chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ.
- Đối tượng đo phải được nghỉ ít nhất 15 phút trước khi đo. Ghi rõ họ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng. Các chỉ số này được ghi vào máy để tính
CNTK chuẩn tương ứng. Đối tượng được đo ở tư thế ngồi, được giải thích về sự cần thiết của việc đo CNTK và giải thích cặn kẽ các bước đo theo một trình tự thống nhất dễ hiểu để đối tượng hợp tác tốt trong quá trình đo.
- Đo các chỉ tiêu:
+ Đo dung tích sống thở chậm (SVC): hướng dẫn đối tượng hít vào, thở ra bình thường bằng miệng khoảng 3 chu kỳ sau khi đã ngậm ống thổi của máy và đã được kẹp mũi. Tiếp theo hướng dẫn bệnh nhân hít vào từ từ đến hết khả năng và thở ra từ từ tối đa. Đối tượng được hướng dẫn hít vào thở ra hoàn toàn từ từ liên tục không thở nhanh ngắt quãng. Đo 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 đến 2 phút, lấy kết quả của lần đo đúng kỹ thuật nhất và có giá trị cao nhât.
+ Đo dung tích sống thở mạnh (FVC): đối tượng được hướng dẫn hít vào, thở ra bình thường khoảng 3 chu kỳ rồi hít vào từ từ đến mức tối đa sau đó thở ra thật nhanh, mạnh và liên tục theo hết khả năng. Đo 3 lần chọn kết quả của lần đo đúng kỹ thuật nhất và có giá trị cao nhất.
+ Các chỉ số thông khí phổi khác máy sẽ tự động tính toán và báo kết quả.
* Kỹ thuật làm test hồi phục phế quản và đánh giá kết quả.
- Mục đích: chẩn đoán phân biệt tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn (BPTNMT) với tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn (hen phế quản). Thường chỉ tiến hành một lần, tại thời điểm lúc chẩn đoán.
- Chỉ định: áp dụng cho tất cả những đối tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn với giá trị FEV1 < 80% SLT và chỉ số Tifeneau (FEV1/VC) hoặc Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.
- Các bước thực hiện:
+ Trước khi làm test, người bệnh phải dừng thuốc giãn phế quản ít nhất 24 giờ với thuốc phế quản tác dụng kéo dài và ít nhất 4 giờ với thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn.
+ Bệnh nhân được đo chức năng thông khí để có chỉ số FEV1 trước test,hít thở qua buồng đệm hoặc bằng máy khí dung với thuốc giãn phế quản Salbutamol 400 µg trong 6 phút.
+ Để đối tượng nghỉ 20 phút sau đó đo lại chức năng thông khí để có FEV1 sau test. Nếu FEV1 sau test tăng được < 200ml hoặc <12% và FEV1/FVC< 70% khi đó được xem là test âm tính và loại trừ chẩn đoán hen phế quản. Ngoài ra test còn cho phép đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc giãn phế quản của BPTNMT.
+ Đánh giá kết quả chức năng thông khí phổi:
• Thông khí phổi bình thường khi: VC ≥ 80% SLT. FEV1 ≥ 80% SLT. FEV1/VC ≥ 70% và/hoặc FEV1/FVC ≥ 70%.
• Rối loạn thông khí tắc nghẽn: VC ≥ 80% SLT. FEV1 <80% SLT. FEV1/VC < 70% và/hoặc FEV1/FVC < 70%.
• Rối loạn thông khí hạn chế: VC < 80% SLT. FEV1 ≥ 80% SLT. FEV1/VC ≥ 70% và/hoặc FEV1/FVC ≥ 70%.
• Rối loạn thông khí hỗn hợp: VC < 80% SLT. FEV1 < 80% SLT. FEV1/VC < 70% và/hoặc FEV1/FVC <70%.
* Chẩn đoán xác định bệnh
- Chẩn đoán xác định BPTNMT khi: + Test HPPQ (-).
+ FEV1/VC < 70% và/hoặc FEV1/FVC <70%. - Chẩn đoán hen phế quản khi:
+ FEV1/VC ≥ 70% và/hoặc FEV1/FVC ≥ 70% sau test. + Bản thân hoặc gia đình có tiền sử hen phế quản.
* Phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2011. 52. - Nhóm nhiều triệu chứng và ít triệu chứng:
53. + Khi điểm CAT < 10 và/hoặc mMRC < 2: ít triệu chứng.
54. + Khi điểm CAT ≥ 10 và/hoặc mMRC ≥ 2: nhiều triệu chứng. chứng.