- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD 2011 Tất cả bệnh nhân đều đo CNTK, làm điện tâm đồ và siêu âm tim.
82. 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng
4.1.2.1. Triệu chứng cơ năng
- Khó thở chúng tôi gặp 98% BN, kết quả tương tự một số tác giả: Trần Hoàng Thành 150/150 (100%) [58], Vũ Duy Thướng 30/30 (100%) có khó thở trong BPTNMT đợt cấp [63].
- Mức độ khó thở: đa số BN có khó thở mức độ 3 và độ 4 theo phân loại khó thở của mMRC chiếm 87%. Phù hợp với nhận xét của Hoàng Đức Bách (2008) với 95,1% độ 3 và 4 [65]. Hầu hết BN trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả đều là bệnh nhân ở giai đoạn nặng của bệnh.
- Thang điểm CAT: Số BN có tổng điểm CAT ≥ 10 chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó 61% BN có bệnh gây ảnh hưởng tình trạng sức khỏe ở mức trung bình, 24% ảnh hưởng mức nặng, 15% ảnh hưởng mức nhẹ.Theo Jone và cs (2011) trên 1503 bệnh nhân: 18% CAT < 10, 43% CAT từ 10 - 20, 11% CAT ≥ 30 [66].
- Ho khạc đờm có 92/100 BN (chiếm 92%). Trong đó khạc đờm đục là chủ yếu với 64/92 BN (chiếm 69,57%) tương tự nghiên cứu của Hoàng Đức Bách (2008) có 71/81 BN (87,6%) ho khạc đờm, trong đó khạc đờm trắng đục là 63,3% [65], Chu Thị Hạnh có 42/52 (80,8%) BN khạc đờm trắng đục [60].
- Tức ngực trong nhóm BN nghiên cứu chiếm 20/100 BN (20%). Ngô Quý Châu và CS trong nghiên cứu thấy có tức ngực là 15,8% [61].
Đa số bệnh nhân ở mức khó thở ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Họ đi lại chậm hơn người cùng tuổi do khó thở, có một số không nhỏ (15%) không thể tiến hành được các hoạt động tối thiểu: thay quần áo, vệ sinh. Tất cả các hoạt động này đều cần sự giúp đỡ của người thân. Mức độ ảnh hưởng thể hiện rõ qua bộ câu hỏi CAT. Triệu chứng hô hấp tồn tại thường xuyên: ho, đờm trong phổi, đau ngực ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến trạng thái tinh thần khiến họ luôn lo lắng không an tâm khi đi ra ngoài nhà. Đây là minh chứng thực tế cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân BPTNMT bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sử dụng kết quả thăm dò chức năng thông khí phổi như là chỉ số duy nhất phản ánh ảnh hưởng của BPTNMT lên đời sống bệnh nhân thì có độ tin cậy thấp bởi vì tắc nghẽn luồng khí thở ra không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở BPTNMT. Ho và khạc đờm cũng ảnh hưởng đến khía cạnh thể chất, trầm cảm và lo lắng ảnh hưởng đến tinh thần. Vì vậy để có thể nhìn nhận tổng thể toàn bộ ảnh hưởng của BPTNMT đến chất lượng
cuộc sống theo hướng dẫn của GOLD 2011, chúng tôi áp dụng bộ câu hỏi MRC và CAT trong nghiên cứu
4.1.2.2. Triệu chứng toàn thân
- Tím môi - đầu chi có 70/100 BN (70%), đây là triệu chứng thường gặp trong đợt cấp do BN có suy hô hấp. Hoàng Đức Bách cũng nhận xét có 52/81 BN (64,2%) có các triệu chứng này [65].
- Có 19/100 BN bị sốt trong BPTNMT đợt cấp chiếm 19%. Kết quả tương tự nghiên cứu của Chu Thị Hạnh (2004) với 15/52 (28,8%) [68]. Thấp hơn Vũ Duy Thướng (2008) với 46,7% [63], Liberman D và CS 149/219 (60,6%) [67], điều này có thể giải thích vì đối tượng nghiên cứu của các tác giả này là nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh và BN phải có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sốt và/hoặc khạc đờm mủ.
- Mạch trung bình 97,8 ± 15,4 lần/phút (> 90 chu kỳ/phút), tương tự Agarwal R.L và CS (2008) mạch trung bình là 96,14 lần/phút [37]. Mạch nhanh thường gặp trong đợt cấp của bệnh với 65/100 BN (65%) vì BN thường có khó thở, - Nhịp thở > 20 lần/phút chiếm đa số 92/100 (92%) như nhận xét của Trần Hoàng Thành (2006) [58].
- Phù chân là triệu chứng của suy tim phải và suy tim toàn bộ có 28/100 BN phù chân chiếm 28%. Hoàng Đức Bách (2006) phù chân 14/81 (17,3%) [65].