4.1.1 Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 56 - 58)

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD 2011 Tất cả bệnh nhân đều đo CNTK, làm điện tâm đồ và siêu âm tim.

81. 4.1.1 Đặc điểm chung

4.1.1.1. Tuổi

* BPTNMT được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính phế quản phổi. Quá trình viêm này được bắt đầu ngay khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh, tiến triển kéo dài trong nhiều năm cho đến khi xuất hiện tắc nghẽn lưu lượng đường thở và thường là độ tuổi ≥ 40.

- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 67,06 ± 10,3; cao nhất là 91 tuổi, thấp nhất 39 tuổi. Phần lớn là nhóm > 60 tuổi chiếm 76%, đây cũng là độ tuổi có nguy cơ mắc BPTNMT và các bệnh tim mạch kèm theo.

- Tuổi của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Hoàng Thành, Thái Thị Huyền (68,85 ± 9,45) [58], Nguyễn Cửu Long là 68,3 ± 11,59 [59]. Tuổi trung bình cao hơn Chu Thị Hạnh (65,8 ± 10) [60].

- Tuổi > 60 gặp nhiều nhất tương tự nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS (82,7%) [61]; Trần Hoàng Thành và Đàm Văn Thoại có 56/66 BN (84,8%) [62]. * Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tuổi già là yếu tố nguy cơ độc lập, tiên lượng nặng nề trong đợt cấp BPTNMT vì nhiều nguyên nhân:

- Tuổi càng cao, tần suất đợt cấp càng lớn

- Tỷ lệ nhiễm trùng dẫn đến phải nhập viện ở bệnh nhân BPTNMt cao tuổi lớn hơn (78%) so với bệnh nhân BPTNMT trẻ tuổi (51%).

- Tỷ lệ tử vong 90 ngày sau khi xuất viện cao gấp 3 lần ở BN BPTNMt cao tuổi - Thời gian điều trị đợt cấp kéo dài hơn

- Ngoài ra, tuổi cao liên quan đến tăng tỷ lệ các bệnh tim mạch, cơ xương khớp, suy giảm chức năng thông khí phổi nặng nề, đồng thời cách ly xã hội ( sống một mình) dẫn đến tiên lượng nghèo cho bệnh nhân BPTNMT. Do vậy vẫn đề quản lý và điều trị BPTNMT ở những bệnh nhân cao tuổi rất khó khăn.

4.1.1.2. Giới

- Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nam giới gồm 88/100 BN (88%), nữ có 12/100 BN (12%), tỷ lệ nam/nữ là 7/1. Tỷ lệ nữ gặp trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự trong nghiên cứu của Chu Thị Hạnh 9,6% [60].

Kết quả nam giới mắc tỷ lệ cao là do tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi là 82% ( 100% là nam giới), trong khi đó hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính phát triển BPTNMT.

- Trong 15 năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng ở nữ giới. Theo Abroug và CS nữ chiếm 19,9% [49], Maisel tỷ lệ nữ là 44% [41]. Nguyên nhân tình trạng này giải thích do tỷ lệ lệ hút thuốc ở nữ giới hiện nay đang gia tăng, đặc biệt các nước phát triển thì tỷ lệ này tăng rõ.Tình trạng nữ giới hút thuốc lá ngày càng tăng chỉ ra:

+ Các đợt khó thở nặng hơn, liên tục hơn. + Số đợt cấp nhiều hơn

+ Lo âu nhiều hơn và trầm cảm hơn + Chất lượng cuộc sống thấp hơn

+ Tính nhạy cảm đường hô hấp nữ cao hơn nam.

- Sự gia tăng tỷ lệ nữ trong BPTNMT là đề tài cho nhiều nghiên cứu đang diễn ra, hứa hẹn trở thành định hướng trong tương lai. Tuy nhiên hướng dẫn quản lý và điều trị BPTNMT ở cả 2 giới hiện tại vẫn như nhau. Việc đưa ra hướng dẫn riên cho từng giới là hết sức quan trọng và cần thiết.

4.1.1.3. Nghề nghiệp, khu vực sống

- Khu vực sống: Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh gặp nhiều ở những người sống ở nông thôn (71%) hơn thành thị (29%). Ở Việt Nam 80% dân số sống ở khu vực nông thôn do vậy tỷ lệ này là phù hợp.

- Nghề nghiệp: Trí thức chiếm 26%, công nhân và nông dân chiếm 71%, còn 3% tự do. Trong nghiên cứu của Chu Thị Hạnh với 52 BN bị BPTNMT đợt cấp nằm viện thì nhóm trí thức chiếm 26,9%, nông dân và công nhân là 73,1% [60].

4.1.1.4. Tiền sử

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w