- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT theo GOLD 2011 Tất cả bệnh nhân đều đo CNTK, làm điện tâm đồ và siêu âm tim.
84. 4.1.3 Cận lâm sàng
4.1.3.1. X -quang phổi
Không có giá trị chẩn đoán xác định bệnh nhưng có giá trị chẩn đoán biến chứng và chẩn đoán phân biệt. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy:
- Khí phế thũng gặp nhiều nhất 67/100 (chiếm 67%), đây cũng là triệu chứng điển hình của BPTNMT và suy tim phải, tiếp đến là triệu chứng viêm phế quản 30/100 (chiếm 30%). Hội chứng mạch máu gặp ít nhất với 10%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Lê Xuân Hanh [69].
- Đông đặc phế nang có 18/100 BN (18%) đối tượng là biểu hiện đợt cấp của bệnh có bội nhiễm. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Vũ Duy Thướng với 6,7% [63].
- Chỉ số tim/lồng ngực là xét nghiệm có độ nhạy cao tới 88% (theo Dao Q) [51] để đánh giá dày và giãn thất trái. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 22/100 BN (chiếm 22%) với chỉ số tim/lồng ngực > 50%. Kết quả của chúng tôi cao hơn Hoàng Đức Bách 5/81 BN (6,2%) [65], thực tế tác giả này không chọn những BN có tăng huyết áp, bệnh lý van tim, BTTMCB, bệnh cơ tim vào nghiên cứu.
4.1.3.2. Đo chức năng thông khí phổi
- Chỉ số FEV1 % trung bình của đối tượng nghiên cứu là42,45 ± 17,7. Điều này chứng tỏ tình trạng tắc nghẽn nặng nề của đường thở trong nhóm đối
tượng BPTNMT của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự kết quả một số tác giả khác: Chu Thị Hạnh FEV1% trung bình là 34,6 ± 13,0% [12], của Stolz D là 39,9 ± 16,9% [2].
- Giai đoạn bệnh theo GOLD 2006: Kết quả phân loại cho thấy đa số ở giai đoạn III và IV có 68/100 BN (chiếm 68%), có 30/100 BN ở giai đoạn II (chiếm 30%), gặp 2 BN giai đoạn I. Điều này có thể lý giải là do toàn bộ BN trong nhóm nghiên cứu điều trị nội trú trong bệnh viện đều vì đợt cấp của bệnh.
Kết quả giai đoạn bệnh của BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác tiến hành ở BN nằm viện điều trị nội trú: Nguyễn Thị Thuý Nga (2007) không gặp BN nào giai đoạn I, giai đoạn II có 18/67 (26,9%), giai đoạn III và IV có 49/67 (93,1%) [68].
- Giai đoạn bệnh theo GOLD 2011:Gold D gặp 67/100BN (67%), Gold B 30/100BN (30%), Gold A 2/100 BN (2%), Gold C 1/100 BN (1%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu Gold D. Kết quả này cho thấy hầu hết bệnh nhân thường vào viện ở giai đoạn muộn của bệnh khi đã có các biểu hiện của suy hô hấp hoặc suy tim ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Mặt khác đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nằm điều trị tại trung tâm Hô Hấp – bệnh viện Bạch Mai, là tuyến cuối điều trị của bệnh. Hầu hết các đối tượng này đã điều trị nhiều lần, nhiều năm tại tuyến dưới và khi bệnh nặng điều trị tại y tế cơ sở không hiệu quả chuyển lên trung tâm Hô Hấp điều trị tiếp.
Khác các nước phát triển đa số bệnh nhân BPTNMT ở nước ta thường vào viện ở giai đoạn muộn của bệnh. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải quản lý tốt người bệnh BPTNMT ngay từ giai đoạn sớm, chỉ khi làm được như vậy mới giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
4.1.3.3. Khí máu động mạch
Stolz D với giá trị trung bình PaO2 là 65,9 ± 15,7 mmHg [2], có 77/100 BN (77%) giảm PaO2 trong nghiên cứu của chúng tôi. Giá trị trung bình của PaCO2 tăng (47,03 ± 10,16), có 54/100 BN (54%) tăng PaCO2. Giá trị trung bình của SaO2 giảm < 90% (82,64 ± 5,32). Giá trị trung bình của pH bình thường (7,35 ± 0,1), và giá trị trung bình của HCO3 là 25,24 ± 5,05mmol/l.
Thay đổi thành phần khí máu là một mắt xích quan trọng trong sinh lý bệnh của BPTNMT, nó thay đổi theo tiến triển của bệnh. Sự tổn thương đường thở và phế hủy các phế nang gây rối loạn thông khí là cơ chế chính làm giảm oxy máu động mạch kết hợp tăng carbondioxid. Thông thường PaO2 giảm từ giai đoạn đầu, PaCo2 chỉ tăng giai đoạn nặng của bệnh, cơ thể bù trừ bằng tăng bicarbonat làm cho pH vẫn bình thường. Kết quả thấy tỷ lệ giảm PaO2 và tăng PaCO2 tương tự Hoàng Đức Bách [65]. Nhưng tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Tiến và CS (37% giảm PaO2 và 55,6% tăng PaCO2) [70].