Các kiến nghị về những tác động vĩ mô của nhà nước

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 72 - 74)

Cùng với sự phát triển của đất nước và nền kinh tế nước nhà, ngành truyền hình cũng có những bước tiến đáng kể và đóng góp phần khơng nhỏ vào đời sống văn hóa ngày càng phong phú đa dạng của người dân.

Công nghệ ngày càng phát triển, những đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, nên sự thay đổi và phát triển khá nóng của ngành này trong thời gian qua đã làm cho những quy định về công tác quản lý của ngành này chưa theo kịp.

Mặt khác, do sự thay đổi cơ chế của chính phủ và những quy định chưa rõ ràng cũng dẫn đến nhiều bất cập. Trước kia ngành truyền hình được xem là một cơ quan báo chí, chịu sự quản lý của Bộ văn hóa thơng tin mà trực tiếp là Cục phát thanh truyền

hình. Sau khi bộ bưu chính viễn thơng sáp nhập với Bộ văn hóa thơng tin thành Bộ thông tin và truyền thơng thì ngành truyền hình cũng được chuyển về quản lý ở Bộ thông tin truyền thông mà quản lý trực tiếp là các Sở thông tin truyền thông tại địa phương. Vì vậy, khi có sự thay đổi cơ quan chủ quản, các văn bản pháp quy cũ khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế và những bất cập có thể có đã xảy ra.

Hiện nay, trên các phương tiện báo chí cũng đã nhắc đến những bất cập này và việc địi hỏi có những văn bản pháp quy chính thức để hướng dẫn và tạo ra khung pháp lý để khơng chỉ có thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà các nhà cung cấp dịch vụ cịn có thể phát triển đúng định hướng và khơng gặp những bất cập do áp dụng các văn bản cũ hoặc là những giấy phép con hơng phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, đối với những tác động vĩ mơ của Nhà nước, tơi có kiến nghị như sau:

 Cần ban hành một văn bản pháp quy chính thức điều tiết và hướng dẫn hoạt động truyền hình khơng chỉ về nội dung phát sóng và cịn là những quy định về thời lượng quảng cáo, việc lặp đi lặp lại các chương trình phát sóng… Đồng thời cũng mong muốn có được điều như ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thơng đã nói trong cuộc hội thảo về Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền diễn ra ngày 01/10/2009 tại Hà Nội: “đòi hỏi một tư duy quản lý, một phương thức quản

lý theo kiểu mới, bắt kip thời đại, Yêu cầu đặt ra là quản lý không được phép hạn chế, trói chân sự phát triển của thị trường. Nhưng ngược lại, phát triển cũng phải trong khuôn khổ quản lý được”. Đó cũng là điều mà các Cơng ty dịch vụ truyền

hình đang mong muốn.

 Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật của các dịch vụ truyền hình như THC, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình internet… cũng cần ban hành theo quy định cụ thể để có thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ và các Cơng ty dịch vụ qua đó cũng phát triển đồng bộ, có định hướng cụ thể phù hợp với hạ tầng của thành phố chứ không đầu tư một cách tự phát như hiện nay.

 Và những quy định của Nhà nước phải phù hợp với tình hình phát triển thực tế

vị khai thác cũng như người tiêu dùng có thể sự ổn định trong kinh doanh khai thác, một quy định có tính đột ngột sẽ dẫn đến những điều hết khó khăn cho các đơn vị khai thác và việc đó nếu tn thủ thì ảnh hưởng trực tiếp đến cả triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền hiện nay.

 Một khung pháp lý rõ ràng, phù hợp vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, sử

dụng dịch vụ, vừa bảo vệ sự kinh doanh khai thác dịch vụ một cách chính đáng của các đơn vị cung cấp là điều mọi người mong đợi, đồng thời đó cũng là những quy định giúp cho Nhà nước quản lý một cách hiệu quả và có định hướng đối với ngành dịch vụ tương đối mới mẻ này.

 Trong tình hình hiện tại, ngành truyền hình lại là một ngành mang đến hàm lượng thông tin rất cao cho người dân, có để định hướng được dư luận và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng cũng như văn hóa của người dân. Vì vậy, việc quản lý của nhà nước để có thể có được những dịch vụ lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của nước nhà là một điều hết sức cần thiết. Nhưng quản lý như thế nào để khơng làm chậm đi q trình phát triển theo xu thế của thế giới và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng thì các cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp và gián tiếp cần có tư duy mới, có tâm và có tầm để có thể giúp cho ngành truyền hình trả tiền VN ngày càng phát triển. Những quy định mang tính pháp lý nên là một bộ khung, một tiêu chuẩn để đánh giá và tuân thủ hơn là việc can thiệp quá sâu vào công việc của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các văn bản mang tính chất hành chính. Có như thế mới có động lực để phát triển, và một khung để các nhà cung cấp tuân thủ.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp khi hợp nhất các công ty truyền hình cáp HTVC tại TPHCM (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w