2.3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH CÁP TẠI TP.HCM HIỆN NAY
2.3.1. Thị trường Truyền hình cáp tại TP HCM
TP.HCM với diện tích 2.095.239 km2 và khoảng hơn 6 triệu người với khoảng 1.700.000 hộ gia đình, là một thành phố lớn nhất nước, là trung tâm Kinh tế, thương mại dịch vụ, văn hóa du lịch, khoa học kỹ thuật…của cả nước. Vì thế tiềm năng của thị trường TP.HCM vơ cùng dồi dào, phong phú, là nơi tập trung hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc sắc của các vùng miền và địa điểm giao lưu Kinh tế văn hóa với thế giới.
Truyền hình cáp tại TP. Hồ Chí Minh triển khai đầu tiên bởi Cơng ty Sài Gòn Tourist liên doanh với Đài Truyền hình VN, bắt đầu triển khai từ năm 1993, với dịch vụ mới có nhiều tiện ích và thuận lợi hơn truyền hình xương cá nên được nhiều người dân Thành phố đón nhận. Tuy nhiên thời gian đầu mức phí cịn cao nên chủ yếu dành cho những gia đình khá giả. Cho đến năm 2004, Đài Truyền hình TP. HCM (HTV) với chủ trương xã hội hóa ngành truyền hình đã hợp tác với các Cơng ty triển khai đồng bộ và đưa mức phí hợp lý hơn thì THC trở nên hết sức phổ biến trong thành phố thay thế cho truyền hình vơ tuyến trước đây.
Tại TP.HCM, hiện nay có khoảng 1.000.000 (một triệu) khách hàng đang sử dụng THC với 2 mạng chủ yếu là HTVC và SCTV, với số lượng khoảng 40% và 60%.
Mạng THC SCTV xây dựng và khai thác vào khoảng năm 1993, chủ yếu ở các quận trung tâm. Còn mạng THC HTVC sinh sau đẻ muộn hơn gần 10 năm nhưng với năng lực cạnh tranh tốt, giá cả hợp lý nên hiện nay có số lượng thuê bao gần bằng với SCTV.
Công nghệ THC tại TP. HCM hiện nay sử dụng công nghệ Analog phổ biến trên thế giới, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như tình trạng cúp điện khơng báo trước của Cơng ty Điện lực hay cơng tác bảo trì bảo dưỡng của nhân viên chưa kịp thời dẫn đến tình trạng khách hàng khơng được chăm sóc tốt. Đồng thời cũng chưa có một tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất chung cho lĩnh vực này nên việc kiểm tra cịn nhiều khó khăn.
Thị trường THC khơng q sơi động vì chỉ có 2 đối thủ cạnh tranh chủ yếu, tuy nhiên cũng như tất cả ngành nghề khác, yếu tố cạnh tranh là điều khơng tránh khỏi và điều đó mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, giá cả hợp lý hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn. Và đối thủ cạnh tranh vẫn so kè nhau và tranh nhau từng thuê bao của khách hàng.
Ngành truyền hình trả tiền lại là một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các loại cơng nghệ, THC, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh hay truyền hình internet… mà cơng nghệ ngày càng phát triển, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn cũng đồng nghĩa
với sự cạnh tranh càng lớn khi với số lượng khách hàng tiềm năng gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể.
Đồng thời, hiện nay tỷ lệ khách hàng tại TP. HCM có tiềm năng sử dụng THC khai thác lắp đặt mới cịn khá ít vì thế việc mở rộng các dịch vụ khác trên mạng cáp như internet, Set-top-box, HD hay là quan tâm đến chất lượng kênh chương trình cũng đang được các nhà cung cấp hết sức chú ý.
Thời gian qua, mức giá thuê bao hàng tháng là 66.000 (có nhiều khu vực là 45.000) cho gần 70 kênh trong và ngoài nước, THC TP. HCM được coi là rẻ nhất thế giới, thật ra với giá rẻ như vậy, chất lượng phục vụ cũng chưa thật sự tốt do một số được tài trợ giá rẻ, và một số kênh do bản thân chất lượng cũng khơng tốt. Có nhiều kênh chương trình địa phương phải dùng cơng nghệ phát sóng số mặt đất sau đó mới đưa vào mạng cáp nên chất lượng có phần hạn chế.
Thời gian gần đây, từ những biến động về khủng hoảng Kinh tế, giá cả tăng lên, việc thương lượng mua bản quyền các kênh chương trình cũng khó khăn hơn, cho nên có thể có những thay đổi tất yếu trong việc cung cấp dịch vụ này về giá cả và phong cách phục vụ. Bởi vì để cạnh tranh duy trì khách hàng thì cơng tác chăm sóc khách hàng, chất lượng dịch vụ là yếu tố đầu tiên cần quan tâm, cũng bởi lẽ chất lượng dịch vụ sẽ quyết định có giữ được khách hàng hay khơng.
Hiện nay, Nhà nước củng cố công tác quản lý ngành THC nói riêng và ngành truyền hình trả tiền nói chung, cho nên sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều quy định chặt chẽ hơn về chất lượng dịch vụ, về yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật…
Vì thế, chắc chắn trong thời gian tới các nhà cung cấp sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn như cầu của người tiêu dùng nhưng giá cả cũng sẽ điều chỉnh hợp lý hơn để đảm bảo có đủ sức cạnh tranh, đồng thời cơng tác kinh doanh có hiệu quả..