CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
3.2.11 Lãi suất chính sách (Policy rate)
Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
Lãi suất tái chiết khấu 2.500% 1728/QĐ-NHNN ngày
30/09/2020 01/10/2020
Lãi suất tái cấp vốn 4.000% 1728/QĐ-NHNN ngày
30/09/2020 01/10/2020
Nguồn: sbv.gov.vn
Bảng 3.1: Lãi suất chính sách theo quy định của nhà nước
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) là tổ chức thực hiện việc quản lí các chính sách tiền tệ và tín dụng của Nhà nƣớc. Lãi suất chính sách là lãi suất mà ngân hàng trung ƣơng đặt ra để điều chỉnh khối lƣợng tín dụng cung ứng trên thị trƣờng để tránh tình trạng lạm phát. Chính sách này ảnh hƣởng đến sự phát triển của các biến số tiền tệ chính trong nền kinh tế (ví dụ: giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái hoặc mở rộng tín dụng,... Các quốc gia khác nhau có chính sách lãi suất khác nhau.
Trong đó, lãi suất tín dụng là cơng cụ của lãi suất chính sách. Lãi suất tín dụng là cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nƣớc. Điều chỉnh lƣợng cung ứng tiền, tác động đến sự tăng giảm sản lƣợng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất). Tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đến tiêu dùng và tiết kiệm của khách hàng. Làm cơng cụ điều hịa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế. Lãi suất chính sách là một cơng cụ của CSTT, vì vậy, mục tiêu theo đuổi của lãi suất chính sách phải nằm trong mục tiêu của
38
CSTT là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Nghĩa là, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất không đƣợc gây ra những cú sốc thị trƣờng, phải đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trƣởng kinh tế. Theo đó, chính sách này phải giải quyết đƣợc những mối quan hệ ràng buộc và bất cập hiện nay trên thị trƣờng tiền tệ, nhƣng đồng thời cùng với các công cụ chính sách khác thúc đẩy thị trƣờng tiền tệ phát triển.
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát đƣợc hình thành dựa trên sự ảnh hƣởng của lãi suất lên tổng cầu, và đó cũng là điểm mấu chốt để sử dụng lãi suất trong việc quản lý kinh tế. Trong cấu trúc thành phần tổng cầu có hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và đầu tƣ. Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất tăng lên là do lãi suất của việc vay mƣợn cho nhu cầu tiêu dùng trở nên đắt hơn. Đối với đầu tƣ, chi phí vay mƣợn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tƣ trở nên thấp hơn. Vì thế mà việc tăng lãi suất cũng sẽ làm giảm mức độ đầu tƣ, tuy nhiên, mức độ đầu tƣ giảm còn phụ thuộc vào sự co dãn của cầu đầu tƣ so với lãi suất. Ngƣợc lại, khi lãi suất giảm xuống thì tiêu dùng sẽ tăng lên do giá cả vay mƣợn rẻ hơn. Còn đối với nhà đầu tƣ, chi phí vay mƣợn rẻ hơn làm khả năng sinh lời của các khoản đầu tƣ cũng tăng lên.
Trƣớc mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hƣớng đƣợc lãi suất thị trƣờng. Theo kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới, để có thể phát huy đƣợc tốt vai trò định hƣớng của lãi suất cơ bản thì bản thân NHTW của quốc gia đó phải xác định đƣợc những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở định lƣợng cụ thể về lạm phát, tăng trƣởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Vì vậy, việc hồn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hƣớng chuẩn mực cho lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng, thị trƣờng tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.
Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, nhƣ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trƣờng và các hành
39
vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trƣờng tiền tệ. Lƣợng tiền cung ứng sẽ đƣợc điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.
Đối với lãi suất huy động, do những bất cập về cấu trúc thị trƣờng hiện nay làm nảy sinh tình trạng cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, cũng nhƣ là diễn biến của lãi suất thực huy động có thể làm kỳ vọng lạm phát gia tăng nên việc thực hiện duy trì mức lãi suất trần trong giai đoạn này là cần thiết để bình ổn mặt bằng lãi suất.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó ngân hàng trung ƣơng áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thƣơng mại. Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nƣớc tái cấp vốn cho các ngân hàng thƣơng mại qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dƣới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở đây, để phân tích ảnh hƣởng của lãi suất chính sách chúng ta sử dụng số liệu theo nhƣ tổ chức thống kê tài chính quốc tế IFS và quỹ tiền tệ quốc tế IMF.