Bảng phân tích mơ hình hồi quy ROA

Một phần của tài liệu Khả năng sinh lời của các ngân hàng tại việt nam tiếp cận từ hồi quy phân vị (Trang 54 - 57)

VARIABLES

OLS Quantile regressions

(1) (2) (3) (4) 25th 50th 75th SIZE 0,00023 0,00016 0,00039 0,00047 (0.85) (0.64) (1.35) (1.45) ETA -0,00001 0,00157 0,00112 -0,00115 (-0.13) (0.93) (0.61) (-0.56) RGDP 0,07211 -0,00369 0,04432 0,07123 (0.81) (-0.04) (0.41) (0.59) Policy rate 0,00063*** 0,00063*** 0,00072*** 0,00086** (3.86) (3.47) (3.81) (2.47) NPL -0,00162** -0,00086 -0,00147 -0,00235 (-1.98) (-0.03) (-0.03) (-0.03) CIR -0,00005*** -0,00008 -0,00005 -0,00004 (-3.58) (-1.29) (-0.67) (-0.57) LTA 0,00653*** 0,00265 0,00547 0,00909 (2.77) (1.54) (1.51) (1.64) DTA -0,01025*** -0,00147 -0,0057 -0,01479** (-5.02) (-0.41) (-1.15) (-2.16) NITR 0,00003 0,00005 -0,00005 -0,00009 (0.7) (0.48) (-0.36) (-0.82) CONCEN -0,00566 0,00159 -0,01217 -0,00192 (-0.24) (0.07) (-0.38) (-0.06) Observations 290 290 290 290

Ghi chú: *,**,***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lƣợt tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tác giả tính từ phần mềm Stata 14

POLICY RATE có ý nghĩa trên tất cả các phân vị ở mức 1% và 5% có hệ

số hồi quy dƣơng nên tác động cùng chiều đến ROA. Nhiều nghiên cứu nói trên kiểm sốt lãi suất chính sách (ngắn hạn), lãi suất dài hạn hoặc độ dốc của đƣờng cong lãi suất. Cho thấy rằng một đƣờng cong lãi suất dốc hơn sẽ thúc đẩy khả năng sinh lời bằng cách cải thiện biên thu nhập ngân hàng, lãi suất dài

48

hạn cao hơn cũng có thể làm giảm giá trị của chứng khoán dài hạn (Alessandri và Nelson 2015; Borio, Gambacorta và Hofmann 2017). Trong giai đọan nghiên cứu lạm phát tăng cao kéo dài, các nhà quản trị ngân hàng có thể dự đốn trƣớc đƣợc tình hình lạm phát để có thể điều chỉnh mức lãi suất phù hợp tăng doanh thu nhanh hơn chi phí, làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời của NHTM. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2015). Khi lãi suất cao hơn, các ngân hàng kiếm đƣợc nhiều tiền hơn, bằng cách tận dụng sự chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng và lãi suất ngân hàng có thể kiếm đƣợc bằng cách đầu tƣ. Một ngân hàng có thể trả cho khách hàng của mình một điểm phần trăm đầy đủ ít hơn số tiền họ kiếm đƣợc thông qua việc đầu tƣ vào lãi suất ngắn hạn.

NPL đo lƣờng nợ xấu với mức ý nghĩa 5% ở đƣờng cơ sở và hệ số hồi quy

dấu âm nên tác động ngƣợc chiều đến ROA phù hợp giả thuyết nghiên cứu, khi nợ xấu gia tăng thì NHTM phải tăng chi phí trích lập DPRR nên ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh thì khả năng sinh lời của NHTM giảm. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Muhammad Bilal và cộng sự (2013), Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). Nguyên nhân là do việc quản trị ngân hàng yếu kém dẫn đến rủi ro tín dụng làm nợ xấu gia tăng, ngƣợc lại, ngân hàng nào có hiệu quả kinh doanh cao hay khả năng sinh lời cao thì ngân hàng có khả năng kiểm sốt nợ xấu hay kiểm sốt tốt chi phí kinh doanh nên nợ xấu phát sinh thấp. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi biến NPL tăng 1% thì ROA giảm 0.162%.

CIR đo lƣờng chi phí hoạt động/thu nhập với mức ý nghĩa 1% ở đƣờng cơ sở và hệ số hồi quy dấu âm nên tác động ngƣợc chiều đến ROA phù hợp giả thuyết nghiên cứu. Điều này cho thấy NHTM quản lý chi phí tốt sẽ đạt đƣợc khả năng sinh lời cao, hàm ý ủng hộ giả thuyết Hiệu quả-cấu trúc, theo đó các NHTM quản lý chi phí tốt sẽ đạt đƣợc hiệu quả hoạt động cao và giành đƣợc thị phần tốt hơn. Kết quả này tƣơng đồng với các kết quả của Athanasoglou và cộng sự (2006, 2008); Pasiouras và Kosmidou (2007); Liu và Wilson (2010); Goddard và cộng sự (2013); Khan và Hanif (2018); Khan và cộng sự (2018).

49

LTA đo lƣờng tỷ lệ cho vay trên tài sản với mức ý nghĩa 1% ở đƣờng cơ sở

và hệ số hồi quy dấu dƣơng nên tác động cùng chiều đến ROA phù hợp giả thuyết đã nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng khả năng sinh lời của ngân hàng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an tồn hơn khác. Mặc dù chi phí nắm giữ các khoản cho vay tăng, khả năng sinh lời vẫn tăng khi tỷ lệ cho vay trên tài sản tăng. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này nhƣ Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành (2014). Theo giả thuyết, tồn tại tƣơng quan cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và khả năng sinh lời hay dấu của LTA sẽ dƣơng trong mơ hình nghiên cứu.

DTA đo lƣờng tỷ lệ tiền gửi trên tài sản với mức ý nghĩa 1% và 5% ở đƣờng

cơ sở và phân vị 75 có hệ số hồi quy dấu âm nên tác động ngƣợc chiều đến ROA phù hợp với giả thuyết đã nghiên cứu. Điều này ngƣợc lại so với kỳ vọng ban đầu của đề tài: khi tiền gửi tăng cao thì NH phải nâng mức thanh khoản lên cao thể hiện khả năng thanh khoản của NH càng tốt. Tuy nhiên, sẽ làm giảm lợi nhuận do các tài sản này không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp. Nhƣ vậy, có thể nói tỷ lệ tiền gửi trên tài sản tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời.

50

Một phần của tài liệu Khả năng sinh lời của các ngân hàng tại việt nam tiếp cận từ hồi quy phân vị (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)