BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ThS Nguyễn Ngọc Quyên
3.2.1. Trách nhiệm cung cấp thông tin (tiếp theo)
• Trách nhiệm cảnh báo hàng hóa: Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh cho người tiêu dùng những thiệt hại khơng đáng có do sự thiếu thơng tin đem đến.
• Trách nhiệm cung cấp thơng tin về khả năng thay linh, phụ kiện: Đây có thể một trong các thông tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hiện nay thường né tránh khơng cung cấp cho người tiêu dùng vì nếu người tiêu dùng biết rõ về tình trạng khơng có linh kiện thay thế trước khi mua hàng hóa thì họ sẽ cân nhắc kỹ càng hơn về việc có quyết định mua hay khơng mua hàng hóa đó.
V1.0019105215
3.2.1. Trách nhiệm cung cấp thơng tin (tiếp theo)
• Trách nhiệm cung cấp thông tin về hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm hàng hóa:
Hướng dẫn sử dụng là thông tin vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, vì có được hướng dẫn, người tiêu dùng mới có thể khai thác triệt để các tính năng, cơng dụng của sản phẩm, đồng thời tránh những thiệt hại có thể gây ra đối với người tiêu dùng do sử dụng sản phẩm sai cách.
Đối với các sản phẩm được bảo hành thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp đầy đủ thông tin về bảo hành như điều kiện để được bảo hành (cịn tem bảo hành, khơng phải do lỗi của người tiêu dùng để rơi, vỡ sản phẩm…); thời hạn, địa điểm và thủ tục bảo hành.
• Trách nhiệm cung cấp thơng tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung: Đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, người tiêu dùng không thể thỏa thuận được với tổ chức, cá nhân kinh doanh mà bắt buộc phải đồng ý với những điều kiện, hợp đồng đó. Chính vì lý do này mà người tiêu dùng có thể phải chịu nhiều thiệt thịi trong q trình mua bán sản phẩm với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải cung cấp thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng.
V1.0019105215
3.2.1. Trách nhiệm cung cấp thơng tin (tiếp theo)
• Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng:
Hiện nay, người tiêu dùng tiếp cận với thơng tin về hàng hóa, dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau, những thông tin do các chủ thể thứ ba (doanh nghiệp quảng cáo, đài truyền hình, đài phát thanh, cơng ty truyền thông…) cung cấp cho người tiêu dùng thường bị sai lệch, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ.
Nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi của người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ như:
- Trách nhiệm như bảo đảm cung cấp chính xác, đầy đủ thơng tin;
- Yêu cầu thương nhân cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thơng tin;
- Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng...
V1.0019105215
Câu hỏi trắc nghiệm
Nhận định sau đây đúng hay sai?
Đài truyền hình cung cấp thơng tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh cho người tiêu dùng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác về thơng tin.
Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Đài truyền hình là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng nên phải tuân thủ trách nhiệm của bên thứ ba được quy định tại Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, trong đó phải bảo đảm cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
V1.0019105215