TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
5.6.2. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng biện pháp hành chính theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (tiếp theo)
pháp hành chính theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (tiếp theo)
• Về thủ tục tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được lập bằng văn bản, cán bộ phụ trách tiếp nhận có trách nhiệm xem xét và tiếp nhận yêu cầu.
Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được trình bày trực tiếp, cán bộ phụ trách tiếp nhận phải lập thành văn bản và yêu cầu người tiêu dùng hoặc người đại diện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó.
V1.0019105215
5.6.2. Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng biện pháp hành chính theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (tiếp theo) pháp hành chính theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (tiếp theo)
• Về trình tự giải quyết u cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện tiến hành giải quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền u cầu các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời. Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng khơng q mười lăm (15) ngày làm việc.
V1.0019105215
Giải quyết tình huống
Ơng X có các phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp giữa mình với Cơng ty A:
• Thương lượng.
• Hịa giải.
• Trọng tài hoặc Tịa án.
V1.0019105215
Tổng kết bài học
• Tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ tiêu dùng.
• Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào
• Hịa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
• Giải quyết tranh chấp tại Tịa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu khơng có sự tự nguyện tn thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
• Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các bên bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
• Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích cơng cộng.
V1.0019105215