Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dung (tiếp theo)

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 148 - 151)

BÀI 6: THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

6.4. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dung (tiếp theo)

• Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động như:

 Thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thơng tin, cảnh báo của mình;

 Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

 Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

 Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.

V1.0019105215

Giải quyết tình huống

1. Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các hoạt động được quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, trong đó khơng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, nên Hội không thể giải quyết khiếu nại cho chị A mà chỉ có thể tư vấn, giúp đỡ hay hướng dẫn chị A mà thôi.

Sở Công thương thành phố Hà Nội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội - thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP trong đó có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng, do đó Sở Cơng thương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chị A.

2. Chị A muốn Cơng ty Panda bồi thường cho mình thì chị A có thể khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để địi bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra và chủ thể có thẩm quyền giải quyết cho chị A là Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

V1.0019105215

Tổng kết bài học

• Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là các cơ quan, tổ chức có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ giải quyết các yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thơng qua đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

• Các cơ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung bao gồm: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các cấp.

• Các cơ quan tài phán bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Tòa án và trọng tài thương mại

• Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

V1.0019105215

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)