II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46
1 Nguồn: TS Nguyễn Vĩnh Oánh Thực trạng về quản lý TAND quận huyện về mặt tổ chức ở Hà Nội Báo pháp luật số 9(373) , thứ 6 , ngày 25/5/200, tr
3.4.2 Thời điểm quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn; việc phê chuẩn, huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
chuẩn, huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
a) Thời điểm quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn.
Thời điểm ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn phải là thời điểm Cơ quan điều tra đã thu thập đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự và xác định được vụ án có thuộc trường hợp được giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không. Như điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đã nêu trên thì thơng thường trong các vụ án được áp dụng thủ tục này, thời điểm Cơ quan điều tra xác định có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự cũng là thời điểm xác định được căn cứ khởi tố bị can, nhưng khơng phải là một. Chúng tơi khơng đồng tình với quan điểm ghi trong dự thảo lần thứ VII, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi là thời điểm quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự . Bởi vì khi chưa khởi tố bị can thì cũng chưa xác định được lý lịch bị can có rõ ràng hay khơng, bị can có nhận tội và đồng ý áp dụng thủ tục rút gọn hay không và do vậy chưa rõ vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn hay không. Theo quan điểm của chúng tôi, thời điểm để quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là sau khi đã khởi tố bị can và hồ sơ có đủ căn cứ xác định là vụ án thõa mãn các điều kiện được áp dụng thủ tục rút gọn theo qui định của pháp luật.
b) Vấn đề phê chuẩn quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
Liên quan đến việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự có vấn đề đặt ra chưa được nghiên cứu là: Nên chăng quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Với chức năng là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong quá trình xử lý các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân đã được pháp luật tố tụng hình sự trao quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong giai đoạn điều tra vụ án như: Quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phê chuẩn
lệnh gia hạn tạm giữ, phê chuẩn lệnh tạm giam và gia hạn tạm giam ... Theo lơ gic đó, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là một vấn đề rất hệ trọng, cần có sự giám sát chặt chẽ của Viện kiểm sát ngay từ đầu chứ không phải chỉ khi hồ sơ đã được chuyển sang Viện kiểm sát. Nếu việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là không đúng phạm vi, điều kiện được phát hiện và chuyển sang áp dụng thủ tục bình thường ngay từ đầu thì sẽ khơng gây lãng phí thời gian, cơng sức, và khơng gây xáo trộn trong việc điều tra vụ án như khi vụ án đã hoàn thành điều tra, chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân. Vì các lý do nói trên và để phù hợp với các quy định khác trong luật tố tụng hình sự về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, theo chúng tơi cần có quy định quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì Cơ quan điều tra phải điều tra vụ án theo thủ tục bình thường.
c) Việc huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
Pháp luật tố tụng hình sự một số nước có quy định những trường hợp phải huỷ bỏ việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hồ Pháp quy định: “Nếu thấy cần thiết xét hỏi hoặc áp dụng hình phạt khác hình phạt tiền thì thẩm phán trả lại hồ sơ cho Viện công tố để truy tố theo thủ tục thơng thường”(1)
.
Bộ luật tố tụng hình sự Hàn Quốc quy định các trường hợp việc áp dụng thủ tục rút gọn có thể được huỷ bỏ là: Khi việc thú tội là khó tin hoặc việc áp dụng thủ tục rút gọn là vi phạm nghiêm trọng, thì quyết định áp dụng thủ tục rút gọn sẽ được huỷ bỏ, sau khi đã tham khảo ý kiến của Công tố viện. Bị can, Cơng tố viện có thể đệ đơn đề nghị xét xử theo thủ tục chính thức, (bình thường) trong vịng 7 ngày kể từ khi nhận được thơng báo quyết định theo thủ
tục rút gọn. Nếu đơn được coi là hợp pháp thì việc xét xử sẽ được tiến hành theo thủ tục thông thường. Nếu bản án đã tuyên đã có đơn xin được xét xử theo thủ tục đầy đủ, quyết định rút gọn sẽ khơng cịn hiệu lực (1)
.
Nhật Bản quy định việc huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục giản lược trong các trường hợp sau: Việc xử phạt theo thủ tục giản lược là khơng thích hợp hoặc không tuân thủ các thủ tục quy định; lệnh xử phạt theo thủ tục rút gọn không được thông báo cho các bị cáo trong hạn 4 tháng kể từ ngày có yêu cầu xét xử theo thủ tục giản lược; người bị xét xử hoặc công tố viên có thể đề nghị xét xử theo thủ tục thông thường trong hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về lệnh xử phạt theo thủ tục giản lược (2). Bộ luật tố tụng hình sự Trung Quốc cũng có quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục rút gọn, nếu cần thiết thì phải chuyển sang thủ tục thông thường.
Theo quy định tại điểm 3, mục B, Thơng tư số 10/TATC ngày 08/7/1974 của Tồ án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc áp dụng thủ tục rút ngắn trước đây thì “Nếu Tồ án nhân dân thấy việc đưa ra xét xử theo thủ tục khơng có cáo trạng là khơng đúng thì phải trao đổi lại với Viện kiểm sát nhân dân để cơ quan Công an và Viện kiểm sát nhân dân tiến hành điều tra, truy tố theo thủ tục thông thường”. Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) lần thứ VII cũng đã đưa vào quy định: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn nếu phát hiện không đủ các điều kiện quy định thì vụ án phải được tiến hành theo thủ tục chung (3). Quy định này theo chúng tôi là đúng nhưng chưa đủ bởi trong thực tế sẽ có những trường hợp, mặc dù vụ án vẫn thuộc phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn nhưng do cơ quan tiến hành tố tụng đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục nên nếu tiếp tục thực hiện quyết định
(1) Xin xem các Điều 286 - 3; 450; 453; 455; 456 Luật TTHS Hàn Quốc. (2) Xin xem các điều 463, 465, 468, 469 Bộ luật TTHS Nhật Bản.
áp dụng thủ tục rút gọn sẽ xâm phạm đến quyền của bị can, bị cáo ... thì cũng cần phải chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy cần huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường trong các trường hợp sau:
+ Khi phát hiện vụ án không thuộc phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
+ Khi bị can có u cầu khơng áp dụng thủ tục rút gọn trong thời hạn được pháp luật qui định.
+ Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về áp dụng thủ tục rút gọn.
Tuy nhiên, cần quy định chặt chẽ thủ tục gửi đơn yêu cầu không áp dụng thủ tục rút gọn của người bị áp dụng thủ tục này. Để tránh việc xáo trộn, lãng phí thời gian khơng cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án do người phạm tội gửi đơn yêu cầu không áp dụng thủ tục rút gọn gây ra, theo chúng tôi nên quy định chỉ có bị can mới có quyền này, tức việc huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn theo đơn yêu cầu của người phạm tội chỉ có trong giai đoạn điều tra vụ án. Đơn yêu cầu không áp dụng thủ tục rút gọn chỉ được coi là hợp lệ trong hạn 5 ngày kể từ ngày bị can nhận được quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Qua thời hạn trên, đơn của bị can sẽ khơng cịn giá trị pháp lý.
Một số quan điểm cho rằng nên đảm bảo tối đa, quyền của bị can, bị cáo bằng cách quy định trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào, nếu bị can, bị cáo không đồng ý áp dụng thủ tục rút gọn thì vụ án phải được chuyển sang giải quyết theo thủ tục bình thường. Nếu quy định như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, gây lãng phí thời gian, cơng sức do việc thay đổi thủ tục tố tụng gây ra. Hơn nữa, đó sẽ là một kẽ hở cho một số bị can, bị cáo lợi dụng nhằm gây khó khăn cho việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời vụ án.