Các biện pháp ngăn chặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 80 - 83)

II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46

1 Nguồn: TS Nguyễn Vĩnh Oánh Thực trạng về quản lý TAND quận huyện về mặt tổ chức ở Hà Nội Báo pháp luật số 9(373) , thứ 6 , ngày 25/5/200, tr

3.4.1 Các biện pháp ngăn chặn.

- Biện pháp tạm giữ:

Tạm giữ là một biện pháp sẽ được áp dụng nhiều trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn. Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang ....”. Mặc dù về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo đề xuất của chúng tôi là không chỉ giới hạn trong các vụ phạm pháp quả tang nhằm tạo sự linh động hơn cho việc áp dụng, nhưng trên thực tế, phần lớn những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn sẽ là những vụ phạm tội quả tang. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người phạm tội trong thủ tục rút gọn là phổ biến.

Về thời hạn tạm giữ người trong thủ tục rút gọn hiện đang có hai loại quan điểm được đưa ra.

Loại quan điểm thứ nhất đề xuất thời hạn tạm giữ trong thủ tục rút gọn là 3 ngày và không được gia hạn thêm (1). Quan điểm này đã được ghi nhận tại điểm 2, điều 327, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) lần thứ VII.

Quan điểm thứ hai cho rằng, trong trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn thì biện pháp tạm giữ người bị bắt cịn quan trọng hơn nhiều so với biện pháp tạm giam. Nếu trong thời hạn tạm giữ, cơ quan điều tra khai thác được đủ thông tin, tư liệu, chứng cứ của vụ án thì khơng cần áp dụng biện pháp tạm

giam nữa. Từ đó quan điểm này đề xuất quy định thời hạn tạm giữ người bị bắt tối đa là 9 ngày(1)

.

(1) Xin xem : Th.s. Nguyễn Đức Mai Thủ tục rút ngắn trong TTHS - Tr 10 (Chuyên đề hội thảo luật TTHS Việt nam. VKSND Tối cao - Dự án VIE 95/018.)

(1) Xin xem : Nguyễn Văn Hoàn - Bàn thêm về thủ tục rút gọn . Trong sách : Một số khuyến nghị về xây dựng Bộ luật TTHS(sữa đổi), sổ tay cơng tác kiểm sát hình sự tại Việt Nam – VKSNDTC .HN 2000, tr 140 .

Chúng tơi đồng tình với quan điểm thứ nhất, tức thời hạn tạm giữ trong thủ tục rút gọn là 3 ngày và không được gia hạn thêm. Khi hết hạn tạm giữ, nếu xét thấy cần thiết và đủ điều kiện do pháp luật quy định thì Cơ quan Điều tra có thể khởi tố , ra lệnh tạm giam bị can. Lập luận theo quan điểm thứ hai (nêu trên) chưa có sức thuyết phục ở chỗ: Trong thủ tục tố tụng hình sự bình thường, thời hạn tạm giữ được quy định không quá 3 ngày. Việc gia hạn tạm giữ chỉ áp dụng đối với một số trường hợp cần thiết chứ không phải áp dụng đối với tất cả mọi trường hợp. Do vậy, nếu thời hạn tạm giữ trong thủ tục rút gọn qui định tối đa đến 9 ngày thì khơng những khơng được “rút gọn” mà còn “dài hơn” quy định trong thủ tục thơng thường, thậm chí cịn dài hơn cả thời hạn tạm giam đã được đề xuất. Xét ở khía cạnh khác, nếu trong một vụ án, phải cần đến 9 ngày tạm giữ người vi phạm mới xác định được căn cứ khởi tố bị can, thì đó khơng phải là vụ án thuộc loại đơn giản, rõ ràng. Hơn nữa, ý tưởng kéo dài thời hạn tạm giữ thay cho biện pháp tạm giam trong thủ tục rút gọn sẽ dẫn tới vi phạm quyền cơng dân, bởi vì điều kiện cho phép áp dụng biện pháp tạm giữ và biện pháp tạm giam là khác nhau, không phải mọi trường hợp tạm giữ đều có thể bị tạm giam. Kéo dài thời hạn tạm giữ trong thủ tục rút gọn còn làm phát sinh tâm lý ỷ lại, dây dưa (vì có nhiều thời gian) cho điều tra viên điều tra vụ án, không phù hợp với tinh thần khẩn trương của thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.

- Biện pháp tạm giam:

Theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (điểm b, khoản 1, điều 70, Bộ

luật TTHS được sửa đổi bổ sung ngày 09/6/2000). Như vậy, việc tạm giam một người phạm tội ít nghiêm trọng phải có đầy đủ 2 điều kiện:

+ Hình phạt cao nhất áp dụng đối với tội đã phạm là trên 2 năm tù;

+ Có căn cứ cho rằng người phạm tội có thể trốn hoặc cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Theo quy định trên, biện pháp tạm giam vẫn được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên đối tượng bị áp dụng sẽ rất hạn chế bởi vì: Đây là những vụ án đơn giản, rõ ràng về mặt chứng cứ, có sự nhận tội của bị can nên việc chứng minh khơng gặp khó khăn; nói chung phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng , hình phạt sẽ ít nghiêm khắc, điều này dẫn đến bị can ít khi bỏ trốn . Đối với bị can, bị cáo phạm tội có mức hình phạt từ 2 năm tù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn; bị can phạm tội có mức hình phạt tù từ trên 2 năm nhưng khơng có biểu hiện có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử thì khơng được áp dụng biện pháp tạm giam. Những trường hợp này sau khi hết hạn tạm giữ nếu cần thì áp dụng biện pháp cho bảo lãnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú.

Về thời hạn tạm giam bị can, bị cáo trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn hiện khơng có nhiều ý kiến tranh luận bởi một nguyên tắc nhất thiết phải đảm bảo là thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn điều tra, truy tố , xét xử . Do vậy, khi các quan điểm đề xuất về thời hạn điều tra, truy tố , xét xử là bao nhiêu thì thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được đề xuất tương ứng. Trên thực tế các trường hợp bị tạm giam trong thủ tục rút gọn sẽ không nhiều bởi lẽ: Nếu một vụ án có bị can, bị cáo có ý định trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì thường đó khơng phải là vụ án đơn giản, rõ ràng và do vậy cũng không đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)