Vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 87 - 88)

II Xử lý của VKS 1 Tổng số vụ phải xử lý 50.063 52.534 56.265 59.037 46

1 Nguồn: TS Nguyễn Vĩnh Oánh Thực trạng về quản lý TAND quận huyện về mặt tổ chức ở Hà Nội Báo pháp luật số 9(373) , thứ 6 , ngày 25/5/200, tr

3.4.3 Vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự của các nước ở mức độ khác nhau đều có quy định về đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Ngoài ra các quy định về quyền lựa chọn (đồng ý hoặc không đồng ý áp dụng thủ tục rút gọn), cịn có các quy định về quyền của bị can, bị cáo được nhận các quyết định tố tụng như: quyết định/ lệnh xử phạt theo thủ tục rút gọn, quyết định truy tố; quyền được có mặt tại phiên tồ; quyền kháng cáo .vv... Thậm chí, pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản cịn quy định: Nếu lệnh xử phạt theo thủ tục rút gọn không được thông báo cho bị can trong một thời hạn nhất định là một căn cứ huỷ bỏ việc áp dụng thủ tục này.

So với thủ tục thông thường, việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong các vụ án được giải quyết theo thủ tục rút ngắn có những hạn chế nhất định do thời gian tiến hành tố tụng ngắn hơn và một số thủ tục được giản lược. Để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo khi vụ án giải quyết theo thủ tục này cần có quy định về một số vấn đề cụ thể sau:

- Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích rõ cho bị can hiểu rõ về thủ tục rút gọn để họ quyết định chấp nhận hay phản đối việc áp dụng thủ tục này trong thời hạn đã quy định.

- Các quyết định tố tụng liên quan như: Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định khởi tố bị can, công văn đề nghị truy tố của cơ quan điều tra, quyết định truy tố của Viện kiểm sát; bản án, quyết định của Toà án, phải được gửi kịp thời cho bị can, bị cáo trong một thời hạn hợp lý để bị can, bị cáo có điều kiện thực hiện quyền bào chữa trong suốt quá trình tố tụng.

- Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa hoặc mời luật sư, nhờ người khác bào chữa. Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) lần thứ VII có quy định người bào chữa trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn được tham gia tố tụng từ

khi vụ án được khởi tố và có quyết định áp dụng thủ tục rút gọn (1). Nếu quy định này được chấp nhận thì thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng sớm hơn quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng trong thủ tục tố tụng bình thường được quy định tại điều 36, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Tuy nhiên, nếu so với quy định về thời điểm người bào chữa tham gia theo thủ tục thông thường được đưa ra tại điều 48, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) lần thứ VII thì chưa hợp lý. Trong điều này quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can nhưng trong trường hợp có người tạm giữ thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.

Do vậy chúng tôi cho rằng, trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn cần quy định người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố vụ án, trường hợp có người tạm giữ thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.

- Trường hợp bị can, bị cáo có yêu cầu về người bào chữa nhưng khơng có

điều kiện th hoặc nhờ người bào chữa, pháp luật cần có quy định để các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa, thù lao cho người bào chữa do Nhà nước trả.

Quyền kháng cáo của bị cáo phải được đảm bảo theo thủ tục chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)