Bên cạnh những thành cơng, cịn có những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, các chính sách về đầu tư, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên biển và ven biển chưa đạt được hiệu quả cao như định hướng, vẫn cịn lãng phí, kém hiệu quả, đặc biệt về khai thác, sử dụng đất ven bờ biển, mặt nước biển ven bờ. Việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên biển, bảo tồn mơi trường sinh thái biển và vùng bờ cịn nhiều hạn chế. Khai thác tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả cao, thiếu bền vững, chưa kiểm soát được hạn mức cấp phép khai thác hải sản cho từng vùng biển dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt dần hải sản ở vùng ven bờ. Các hệ sinh thái ven bờ biển (rừng ngập mặn, vùng triều, rạn san hơ...) có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do tác động của hoạt động kinh tế, xây dựng.
ngành nuôi trồng thủy sản, hậu cần nghề cá được xác định ưu tiên tạo bước đột phá nhưng phát triển chậm, chưa tương xứng với điều kiện tiềm năng. Kinh tế cảng biển của tỉnh phát triển còn chậm và thiếu hiệu quả. Hệ thống cảng biển được đầu tư xây dựng phát triển khá nhanh về cơ sở hạ tầng. Song, mơ hình quản lý cảng chưa được đổi mới, dịch vụ cảng và các dịch vụ hậu cần sau cảng phát triển chậm, chưa đồng bộ, nhiều cảng chưa khai thác hết công suất. Khối lượng hàng hóa hằng năm thơng quan qua các cảng biển giảm 33- 36% năm 2019.
Thứ ba, các chính sách khuyến khích đổi mới, hiện đại hóa tàu biển chưa mang lại kết quả cao. Vận tải biển mức độ hiện đại hóa và sức cạnh tranh thấp, nhất là vận tải viễn dương. Đội tàu biển phần lớn là tàu đã cũ, chủ yếu hoạt động trên các tuyến gần. Cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, dư thừa tàu chở hàng bách hóa, hàng rời, thiếu tàu container, tàu chuyên dùng. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường biển từ năm 2017 đến 2019 chỉ tăng bình qn ở mức 3,6%/năm. Năng lực đóng và sửa chữa tàu biển nâng lên chậm, chủ yếu tập trung ở khu vực Nghĩa Hưng. Một số ít nhà máy có vốn đầu tư nước ngồi, nhà máy có hợp đồng gia cơng cho nước ngồi duy trì hoạt động có hiệu quả, đóng được một số loại tàu hàng, tàu chuyên dụng (tàu container, tàu hàng rời, tàu vận chuyển dầu, tàu cứu hộ...), cịn lại chủ yếu đóng, sửa tàu nhỏ hoạt động ven bờ, doanh thu và hiệu quả thấp.
Về phát triển du lịch biển
Cùng với những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, với bờ biển dài 72 km, Nam Định đã bước đầu hình thành các khu du lịch biển hấp dẫn như: Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thủy) tuy nhiên chưa được phát triển tương xứng tiềm năng. Vẫn còn những vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, ngành du lịch biển của tỉnh Nam Định đang rất thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý.
Điển hình như huyện Giao Thủy, trên địa bàn huyện hiện có 167 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 44 nhà nghỉ, khách sạn. Tổng số lao động trong ngành du lịch khoảng hơn 1.390 người, trong đó lao động qua đào tạo thấp, đối tượng được đào tạo chủ yếu là chủ các cơ sở kinh doanh và người quản lý các nhà hàng, khách sạn; hình thức đào tạo chủ yếu qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. Do đó đa số lực lượng lao động trong ngành cịn thiếu chun nghiệp; văn hố ứng xử và trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
Thứ hai, số lượng du khách cịn ít, các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú.
Mặc dù đã có chủ trương hướng tới khai thác hiệu quả một số khu du lịch biển hấp dẫn như: Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thủy), đặc biệt là Vườn quốc gia Xuân Thủy với hệ sinh thái rừng ngập mặn - nơi dừng chân của các lồi chim di trú được UNESCO cơng nhận là điểm ramsar quốc tế đầu tiên của Việt Nam và của Khu vực Đông Nam Á. Nhưng trên thực tế lượng du khách du lịch biển vẫn chưa nhiều như kì vọng và chưa tương xứng tiềm năng. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch biển đặc thù của tỉnh còn nhiều hạn chế. Khả năng liên kết du lịch biển với các sản phẩm du lịch khác nói chung và những sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng chưa cao. Do đó, du lịch biển chưa trở thành thế mạnh hay hoạt động kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Nam Định là do hệ thống chính sách, pháp luật phát triển kinh tế biển chưa đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh để điều chỉnh các hoạt
động phát triển kinh tế biển. Đặc biệt, nhận thức về phát triển một cách hiệu quả, bền vững kinh tế biển của cán bộ và nhân dân chưa cao, khái niệm về nền kinh tế biển xanh hầu như chưa được hiểu và áp dụng thống nhất ở Việt Nam. Nhiều địa phương mới chú trọng cho đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút dự án đầu tư, chưa thật sự coi trọng đúng mức đến hiệu quả tổng hợp, lâu dài trong khai thác, sử dụng nguồn lợi từ biển, phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn, bảo vệ tài ngun, mơi trường biển.
Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh, có sức hấp dẫn thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, trong điều kiện đầu tư vào các ngành nghề hoạt động trên biển có mức độ rủi ro cao về thời tiết, thiên tai, an tồn, đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng biển thường có suất đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm.
Việc đào tạo, dạy nghề cho lao động vùng biển, lao động trên biển và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ công nghệ trong nhiều ngành nghề kinh tế biển còn những hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển cịn yếu, chủ yếu mới tập trung trong số ít lĩnh vực như ni trồng thủy, hải sản, nghiên cứu, điều tra cơ bản tài ngun, mơi trường biển. Chưa có chương trình phát triển và chuyển giao ứng dụng cơng nghệ biển dài hạn phục vụ cho các ngành kinh tế biển ưu tiên.
Nguồn lực tài chính chưa bảo đảm cho đầu tư kết cấu hạ tầng biển, thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội vùng biển ở các địa phương. Bên cạnh đó, cịn tâm lý trơng chờ vào nguồn vốn Nhà nước cho đầu tư thực hiện nhiệm vụ, một số ngành, địa phương thiếu tinh thần chủ động, sáng tạo
đổi mới cơ chế, chính sách quản lý để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực cho thực hiện Chiến lược biển.
Bên cạnh đó, dù tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, hoạt động cụ thể để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, song theo Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị, vẫn cịn nhiều khó khăn phải đối diện như tình hình an ninh trật tự trên biển diễn biến phức tạp, sự hiểu biết của ngư dân về pháp luật chưa đầy đủ; quản lý chất lượng thủy sản còn nhiều bất cập, cạnh tranh thị trường ngày càng lớn… Chưa kể, sự kết nối giao thông giữa các loại hình vận tải với cảng biển chưa đồng bộ, đặc biệt đường sắt và đường thủy nội địa.