Thực trạng kinh tế biển tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định (Trang 34 - 40)

Xét về điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, cụ thể:

Nam Định có đường bờ biển dài 72 km, có 4 cửa sơng lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Hà Lạn (sơng Sị), cửa Lạch Giang (sơng Ninh Cơ) và cửa Đáy (sơng Đáy). Nam Định có vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng đã được tổ chức UNESCO công nhận năm 2004.

Bảng 2.1 Danh sách các huyện, xã ven biển tỉnh Nam Định

STT Huyện

1 Giao Thủy Giao Thiện

2 Giao Lạc

3 Giao Xuân

STT Huyện 5 Giao Hải 6 Giao Long 7 Bạch Long 8 Giao Phong 9 TT Quất Lâm

10 Hải Hậu Hải Đơng

11 Hải Lý

12 Hải Chính

13 Hải Triều

14 Hải Hịa

15 TT Thịnh Long

16 Nghĩa Hưng Nghĩa Phúc

17 TT Rạng Đông

18 Nam Điền

19 Nghĩa Thắng

20 Nghĩa Hải

Nguồn: Báo cáo đánh giá diễn biến đường bờ biển tỉnh Nam Định

Ngồi ra Nam Định có 3 huyện ven biển là Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng với 82 xã, thị trấn, trong đó có 20 xã, thị trấn giáp biển. Diện tích khu vực ven biển tỉnh Nam Định khoảng 965,6 km2 trong đó vùng đất ven biển bao gồm các xã, thị trấn có biển có tổng diện tích là 165,62 km2, vùng biển ven bờ tính đến 6 hải lý có diện tích là 800 km2. Những lợi thế này giúp cho kinh tế biển Nam Định phát triển tập trung vào các lĩnh vực kinh tế có lợi thế như: Khai thác và ni trồng thủy sản; phát triển dịch vụ vận tải biển và du lịch...

Vùng rừng ngập mặn Nghĩa Hưng thuộc Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất ngập nước nằm giữa hai cửa sông Đáy và sông Ninh Cơ (nhánh của sông Hồng). Hệ sinh thái vùng đất ngập nước này khá đa dạng phong phú. Nơi đây là bến đỗ của hàng

trăm loài chim quý di cư, chim nước; những cánh rừng ngập mặn, đầm lầy, bãi bồi ven biển và cửa sông; rộng hàng trăm héc-ta với nguồn lợi thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế cao như tơm, cua, cá biển, vạng, trai, sị, hàu… Hằng năm, nơi đây đón tiếp nhiều khách du lịch nội tỉnh, các tỉnh lân cận và các nhà nghiên cứu... Sinh cảnh rừng ngập mặn cùng với môi trường trong lành lại gần Khu du lịch biển Rạng Đông, là nguồn lực sẽ trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách của Nam Định.

Hệ thống giao thơng kết nối qua Nam Định có đường sắt xun Việt đi qua tỉnh dài 41,2 km với 6 ga, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Đường cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 37B, quốc lộ 38B qua tỉnh đã và đang tiếp tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp. Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài trên 251 km, cùng với hệ thống cảng (cảng biển Thịnh Long) thuận tiện cho việc phát triển vận tải thuỷ.

Dựa vào những cơ sở đó, bám sát chỉ đạo của tỉnh, trong suốt q trình xây dựng nơng thơn mới các ngành, các địa phương có biển đã tập trung phát triển kinh tế biển theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm vào các lĩnh vực có lợi thế như: khai thác tài nguyên biển, vùng ven biển, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản; phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển; chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp tàu thủy và du lịch biển. Trong nuôi trồng thủy sản, tập trung phát triển sản xuất con giống thủy sản; đa dạng đối tượng và tận dụng mọi diện tích mặt nước trên địa bàn, kết hợp với việc chuyển đổi các diện tích làm muối kém hiệu quả, trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản; quy hoạch khoanh vùng ni trồng thủy sản chun canh, chuyển đổi hình thức, phương thức ni quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh cơng nghiệp. Hiện, tồn tỉnh đã phát triển được 137 cơ sở

sản xuất giống thủy hải sản với đa dạng các loại con giống là: tôm sú, ngao, hàu, tu hài, cua biển, cá bống bớp, cá song, cá hồng mỹ, không chỉ đáp ứng nhu cầu về giống để nuôi thả trên địa bàn mà còn cung ứng cho các địa phương ngoại tỉnh. Tồn tỉnh đã hình thành 70 vùng ni thủy sản tập trung theo quy trình VietGAP, ứng dụng công nghệ cao… Trên lĩnh vực khai thác hải sản, các địa phương có biển đã huy động các thành phần kinh tế đầu tư phát triển năng lực đội tàu công suất lớn khai thác tại các vùng biển xa bờ, viễn dương trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế, đổi mới tổ chức sản xuất, thành lập các hợp tác xã, tổ đội sản xuất trên biển. Đến nay đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh đã vượt nhiều tỉnh ven biển phía Bắc, nhiều tàu cá có khả năng vươn khơi xa đánh bắt tại các ngư trường rộng khắp từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu với 2.136 tàu, thuyền và có 34 tàu cá vỏ thép (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ) cơng suất từ 800CV trở lên. Việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng được tiến hành hợp lý giúp các phương tiện phát huy năng lực sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều chủ phương tiện chỉ sau một thời gian đánh bắt hải sản đã hoàn được vốn vay và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất quy mô lớn hơn. Hoạt động sơ chế và chế biến thủy sản đã có những bước phát triển theo chiều sâu với 153 cơ sở, trong đó có 10 cơ sở sản xuất quy mơ cơng nghiệp.

Bảng 2.2. Danh sách sản phẩm đã được định vị thương hiệu của Tỉnh Nam Định

STT Địa danh Sản phẩm

1 Nghĩa Hưng Cá bống bớp

2 Hùng Vương Chả cá

4 Giao Thủy Tôm, ngao ….

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một số sản phẩm thủy sản của tỉnh đã định vị được thương hiệu trên thị trường như cá bống bớp Nghĩa Hưng, chả cá Hùng Vương, nước mắm Ninh Cơ, nước mắm Giao Châu, tôm tươi sống, ngao sạch Giao Thủy, muối biển nhạt Royal của Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Nam Định, ngao sạch của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lenger Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu... Trong khai thác kinh tế du lịch biển, các địa phương đã chú trọng phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng để phát triển hợp lý du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy; hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tăng cường kết nối, hình thành các tour du lịch biển, nghỉ dưỡng dài ngày kết hợp với các loại hình vui chơi giải trí, thi đấu thể thao, du lịch hội nghị, du lịch hội thảo góp phần thu hút du khách sử dụng dịch vụ của các khu tắm biển Quất Lâm, Thịnh Long, nhà thờ đổ xã Hải Lý.

Việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển không chỉ giúp giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập trực tiếp cho người dân vùng ven biển mà cịn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Với bờ biển dài 72 km, Nam Định đã bước đầu hình thành các khu du lịch biển hấp dẫn như: Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thủy). Đặc biệt, Vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú,

là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trở thành điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế biển Nam Định giai đoạn 2017 -2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Diện tích ni trồng thủy sản (ha) 15.526 16.150 16.215

Số tàu cá (chiếc) 2.127 2.135 2.136

Khai thác biển (tấn) 46.000 49.460 53.110

Tổng lượng thủy sản cả năm (tấn) 138.370 149.590 154.400

Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND tỉnh Nam Định

Giai đoạn 2017 -2019 ngành khai thác thủy sản Nam Định cũng có những tín hiệu tích cực. Tính đến ngày 31-12-2018 tồn tỉnh có 2.135 tàu cá, tổng công suất 301.306CV với 6.021 lao động. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2018 đạt 51.380 tấn, tăng 9,1% so với năm 2017. Trong đó, khai thác biển đạt 49.460 tấn, khai thác nội đồng đạt 2.326 tấn. Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 149.590 tấn, tăng 8,1% (tương đương 11.220 tấn) so với năm 2017; tổng giá trị ngành kinh tế thủy sản năm 2018 của tỉnh ước đạt gần 4.007 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm trước.

Biểu đồ 2.2. So sánh sản lượng thủy sản giai đoạn 2017 -2019 tỉnh Nam Định

Đơn vị tính: Tấn

Ng̀n: báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND tỉnh Nam Định

Bước sang năm 2019, tỉnh Nam Định có tổng diện tích ni thủy sản đạt 16.215ha; trong đó ni mặn lợ đạt 6.415ha, ni nước ngọt đạt 9.800ha.

Tổng sản lượng thủy sản đạt 154.400 tấn, tăng 3% so với năm 2018; trong đó, sản lượng ni trồng đạt 101.290 tấn, sản lượng khai thác đạt 53.110 tấn

Biểu đồ 2.3. So sánh diện tích ni trồng thủy sản giai đoạn 2017 -2019 tỉnh Nam Định

Đơn vị tính: ha

Ng̀n: báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND tỉnh Nam Định

Những kết quả đó là nhờ tỉnh Nam Định đã từng bước chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản theo hướng giảm cường lực khai thác ven bờ, phát triển khai thác xa bờ theo hướng chọn lọc, bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thắt chặt quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong khai thác thủy sản, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, tạo ra lượng hàng hóa lớn, an tồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tích cực hỗ trợ xây dựng các chuỗi, vùng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trong tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền các cấp, nhất là các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, thực hiện tốt các quy định của Luật Thủy sản 2017, Luật An toàn thực phẩm và các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), đảm bảo an tồn cho người và phương tiện khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w