Hồn thiện chính sách hậu cần nghề cá

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định (Trang 75 - 77)

Thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trong Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản về những ưu đãi đối với ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ về tín dụng như mức cho vay, lãi suất, thời hạn vay đối với đóng mới tàu đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên để chính sách này đi vào thực tế cần có sự phối hợp, liên kết giữa ngân hàng, nhà máy đóng tàu, doanh nghiệp và ngư dân trong suốt quá trình thiết kế, đóng mới. Về phía địa phương cần có sự tun truyền, giới thiệu tàu vỏ sắt giúp ngư dân có thêm thơng tin về chính sách, thủ tục để lựa chọn giải pháp đầu tư hợp lý. Các tàu không chỉ là thay vỏ, mà sẽ được trang bị máy móc hiện đại, công suất tối thiểu từ 400 CV trở lên, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho ngư dân khi đánh bắt thủy sản xa bờ.

Phát triển tàu vận tải, tàu thu mua hải sản trên biển: Bên cạnh hỗ trợ nâng cao công suất tàu thuyền, các tàu khai thác xa bờ còn cần hỗ trợ các trang thiết bị, ngư cụ khai thác theo cơng nghệ hiện đại thì ngư dân mới đủ điều kiện, an toàn tham gia bám biển. Muốn vậy, Tỉnh Nam Định cần hỗ trợ ngư dân một lượng vốn để mua mới các trang thiết bị công nghệ ban đầu; nên thực hiện mơ hình thí điểm trên một số tàu thuyền, một số nghề khác nhau để ngư dân thấy được hiệu quả của các trang thiết bị và công nghệ hiện đại trong khai thác.

Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá: Phát triển các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão; phát triển cơ sở cung cấp xăng dầu, nước, đá và các hàng hóa khác; phát triển dịch vụ trên biển.

Phát triển nguồn nhân lực khai thác thủy sản xa bờ: Hỗ trợ phát triển đội ngũ lao động đánh bắt thủy sản xa bờ. Chính sách đào tạo lao động của tỉnh chưa mang lại hiệu quả cho ngư dân do trình độ lao động của ngư dân cịn thấp, chưa đủ kỹ năng để xử lý các tình huống như hư hỏng máy móc, thiết bị trong những chuyến xa bờ và phải cập bờ để giải quyết gây tốn kém chi phí. Do đó tỉnh cần mở các lớp đào tạo lao động, trang bị cho họ những kiến thức thiết thực như: cách thức sử dụng các trang thiết bị trên tàu; áp dụng khoa học cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất, khai thác thủy sản trên biển; kinh nghiệm về sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị... Đảm bảo một tàu thuyền đánh bắt xa bờ có máy trưởng, thuyền trưởng và các thuyền viên có khả năng xử lý được các sự cố kỹ thuật trên biển.

Hỗ trợ gia đình ngư dân khai thác thủy sản xa bờ: Để ngư dân yên tâm bám biển đánh bắt xa bờ, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ cải thiện cuộc sống gia đình của ngư dân như: hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đảm bảo ổn định cuộc sống trên bờ cho gia đình các ngư dân. Đào tạo nghề phụ cho các chị em phụ nữ ở trong các gia đình có ngư dân đánh bắt xa bờ. Hỗ trợ gia đình ngư

dân về các vấn đề giáo dục, y tế như giảm kinh phí đào tạo cho con em của các gia đình ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ; hỗ trợ mua hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế…

Hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên: Do tính chất rủi ro cao của nghề khai thác trên biển, nhất là xa bờ nên việc mua bảo hiểm đảm bảo an tồn tính mạng cho ngư dân là vơ cùng cần thiết. Theo nghiên cứu, chỉ có 72,1% các tàu, thuyền mua bảo hiểm cho các thuyền viên và đều là do nhà nước hỗ trợ. Vì vậy, để thực hiện 100% bảo hiểm cho thuyền viên thì tỉnh cần xây dựng chính sách quản lý việc mua và sử dụng bảo hiểm đảm bảo an toàn cho các ngư dân khai thác xa bờ. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích vai trị và tác dụng tích cực của việc mua bảo hiểm đảm bảo an tồn tính mạng cho các ngư dân khai thác xa bờ để họ ý thức được và tự giác tham gia.

Hỗ trợ chi phí xăng dầu: Để đảm bảo cơng bằng giữa các đối tượng được hưởng chính sách trong cùng một nhóm và khuyến khích ngư dân nâng cơng suất tàu khai thác xa bờ thì khi thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí xăng dầu cần dựa vào cơng suất máy và công suất tàu để xác định mức hỗ trợ. Khi hỗ trợ cần dựa vào nhật ký đi biển (sổ thuyền viên) của các tàu thuyền lưu tại các trạm bộ đội biên phòng ở các phường để đánh giá mức tiêu hao nguyên liệu thực tế. Đồng thời cần có biện pháp quản lý thị trường nghiêm ngặt, chống tình trạng bn lậu, lấy xăng dầu phục vụ ngư dân bán cho mục đích khác.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w