Nam Định là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm gần hành lang kinh tế duyên hải Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm, rất
thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Đường bờ biển dài, hệ thống sơng ngịi dày đặc, tạo điều kiện cung cấp nước, giao lưu buôn bán cũng như phát triển kinh tế biển.
Nam Định là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước và trên 70 km bờ biển, có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản được coi là ngành công nghiệp trọng tâm nhằm phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh về một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Ðịnh năm 2019: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 44.171 tỷ đồng, tăng 8,86% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản 9.179 tỷ đồng, tăng 2,75%, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng 17.630 tỷ đồng, tăng 14,65%, đóng góp 5,55 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực dịch vụ 16.007 tỷ đồng, tăng 6,76%, đóng góp 2,5 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định tính tới năm 2019
Nguồn: Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định tới năm 2019 đã chuyển biến tích cực: Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41%; khu vực dịch vụ chiếm 37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 ước đạt 16.720 tỷ đồng, bằng 131,2% dự toán năm, tăng 11,2% so với cùng kỳ
năm trước. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.605,5 tỷ đồng, bằng 112,1% dự toán, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa 5.140 tỷ đồng, bằng 111,9% dự toán, tăng 6,3%; thu thuế xuất, nhập khẩu 410 tỷ đồng, bằng 101,2% dự toán, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nam Định đang hội tụ được cả hai lợi thế rất căn bản là kinh tế biển và công nghiệp dệt – may. Nam Định lại là nơi có nguồn lao động rất dồi dào và chất lượng lao động đang ngày một nâng cao cùng với sự nâng cao của trình độ văn hố, học vấn, tay nghề và sự năng động, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường. Nam Định có hướng đầu tư đúng và có chỉ số phát triển con người cao.
Tuy nhiên, Nam Định cũng có những khó khăn lớn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển cơng nghiệp nặng cịn nghèo cả về số lượng và trữ lượng. Diện tích đất nơng nghiệp ít, dân số đơng trong khi nền kinh tế chưa có những bước phát triển vượt bậc, tạo nên sức ép về dân số, nhất là số người chưa có việc làm cịn chiếm tỉ lệ lớn..