Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định (Trang 81 - 86)

Thứ nhất, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn rà sốt, đánh

giá tình hình thực hiện, kết quả triển khai các quyết định đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của tỉnh Nam Định, so sánh đối chiếu với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển đến

năm 2025, tầm nhìn năm 2035, xác định những điểm chưa phù hợp, bất hợp lý, mâu thuẫn trong đầu tư cơ sở hạ tầng, trong sử dụng nguồn vốn đầu tư để có các giải pháp khắc phục, đáp ứng kịp thời với sự đổi mới cơ cấu đội tàu, vỏ tàu đang thay đổi nhanh theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Thứ hai, Nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và định hướng cho

tỉnh Nam Định một số chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hệ thống cảng cá, bến cá, thúc đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế đầu tư theo các hình thức PPP, PPC, PPI, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, giảm gánh nặng vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tính chủ động cho tỉnh Nam Định nói chung và các tỉnh khác nói riêng.

Thứ ba, Nhà nước phải tăng cường quản lý hoạt động đầu tư của Tỉnh,

tránh đầu tư dàn trải, thất thốt, gây lãng phí. Vì nguồn vốn hạn chế, cho nên mỗi đồng vốn ngân sách cần được sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Để tránh việc đầu tư ồ ạt và thiếu thận trọng, cần định hướng cho tỉnh tiến hành đầu tư theo chương trình cụ thể. Tuy nhiên, do sự phức tạp của sản phẩm thủy sản mà mỗi chương trình lại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cần tiến hành ở những thời điểm khác nhau. Vì thế, cần phân bổ các chương trình lớn thành các chương trình nhỏ hay các tổ hợp chương trình hợp lý dựa trên tính chất và đặc điểm của mỗi chương trình.

Thứ tư, Nhà nước phải tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế

biển theo hướng ưu tiên nâng cao năng lực, hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra những đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và tồn diện kinh tế biển các vùng miền, trong bối cảnh phát triển kinh tế biển cả nước. Đầu tư phát triển công nghệ sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản mang tính quyết định cho việc thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản.

Thứ năm, Nhà nước phải tăng cường quan tâm đầu tư bảo vệ môi trường,

bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi từ biển. Đề cao yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ mơi trường trong chính sách phát triển kinh tế biển của Tỉnh. Để có chính sách bám sát tình hình thực tế, trước hết cơ quan chức năng sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thăm dò các nguồn tài nguyên biển ở các vùng biển của Việt Nam; Xây dựng bản đồ số hóa về phân bổ nguồn lợi hải sản tạo cơ sở để cơ quan chức năng dự báo, tham mưu các biện pháp phát triển kinh tế biển với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Nam Định là một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống biển, đảo cả nước với 72km bờ biển, có 22 xã, thị trấn ven biển của 3 huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy. Vì vậy, phát triển kinh tế biển trở thành mục tiêu trọng tâm phát triển kinh tế với vai trò là động lực, tạo sức bật và sự ổn định cho địa phương. Để có thể thực hiện được mục tiêu đó, cần có những chính sách phát triển kinh tế biển thích hợp từ trung ương và địa phương.

Trên cơ sở những lý luận chung về chính sách phát triển kinh tế biển, luận văn đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách của trung ương, địa phương về phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2017 -2019. Từ đó, đưa ra một số phương hướng đề xuất góp phần hồn thiện chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định.

Trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về mặt thời gian, năng lực và cả khả năng tiếp cận tài liệu nên luận văn vẫn cịn nhiều sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các học viên để tác giả có thể hồn thiện hơn luận văn của mình.

2. Luật Tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo

3. Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

4. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10- 2018 của Tỉnh ủy tỉnh Nam Định

5. Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản

6. Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản

7. Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX

8. Quyết định số 2693/QÐ-UBND ngày 22-11-2017 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

9. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

10. Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển VN đến 2020, định hướng đến 2030

11. Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

12. Lê Minh Thơng (2012) Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của

tỉnh Thanh Hoá, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

13. Trần Thanh Tùng (2019), Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong

liên kết vùng bắc bộ, luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

14. Lê Thanh Sơn (2017), Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu, luận án tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung

ương

15. Đoàn Hải Yến (2016), Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng

viện Khoa học xã hội

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Nam Định (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w