Thẩm quyền của TALB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (Trang 62 - 70)

CHƯƠNG 1 : QÚA TRÌNH PHÁP ĐIỂN HĨA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc

3.2. Tòa án quốc tế về Luật biển

3.2.1. Thẩm quyền của TALB

Là một trong các cơ quan mới được thành lập chức năng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Cơng ước Luật biển 1982, thẩm quyền của TALB được quy định trong Công ước, Quy chế của TALB và những văn bản có liên quan.

Nếu so với phạm vi thẩm quyền của TAQT thì rõ ràng thẩm quyền của TALB hẹp hơn nhiều do hoạt động của TALB liên quan đến một lĩnh vực duy nhất, lĩnh vực Luật biển và chủ yếu gắn với một điều ước quốc tế duy nhất, Công ước Luật biển 1982. Trong khi đó thẩm quyền của TAQT được ghi nhận trong hàng trăm các điều ước quốc tế khác nhau, với nhiều lĩnh vực khác nhau, phản ánh mức độ rộng lớn hơn về quyền tài phán của TAQT. Nói cách khác, TALB là cơ quan xét xử có thẩm quyền riêng, chỉ giải quyết các tranh

chấp có liên quan đến biển và đại dương cịn TAQT là cơ quan xét xử có thẩm quyền chung, có thể xét xử mọi tranh chấp quốc tế trong đó có cả tranh chấp liên quan đến biển và đại dương.

Được xây dựng trên mơ hình mẫu của TAQT nên cũng giống như TAQT, TALB có hai loại thẩm quyền, đó là: i) thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp; và ii) thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn (Điều 21 Quy chế TALB quy định: “Tịa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Tịa theo đúng Cơng ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa.”).

3.2.1.1. Thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp

Thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp của TALB là khả năng của TALB trong những điều kiện và đối với những đối tượng, nội dung tranh chấp, chủ thể của tranh chấp nhất định có quyền thụ lý giải quyết tranh chấp và đưa ra quyết định cuối cùng về tranh chấp đó. Theo quy định của Cơng ước Luật biển 1982, thẩm quyền của TALB đối với các chủ thể tranh chấp được mở rộng hơn so với TAQT, thể hiện ở chỗ, TALB khơng chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà trong một số trường hợp nó cịn có quyền giải quyết các tranh chấp mà chủ thể của các tranh chấp này có thể là tự nhiên nhân và pháp nhân như đã được trình bày ở phần trên. Đối với thẩm quyền theo đối tượng, nội dung của tranh chấp, Điều 288 Công ước Luật biển 1982 và Điều 21 Quy chế TALB quy định rất rõ về thẩm quyền này của TALB.

Mặc dù, thẩm quyền xét xử của TALB được quy định khá cụ thể trong Công ước Luật biển 1982, kể cả Quy chế của TALB và Nội quy của TALB, song xác định thẩm quyền xét xử của TALB cũng là một việc không hề đơn giản. Thẩm phán TALB, ông Gudmundur Eiruksson, trên cơ sở phân tích các quy định của Cơng ước và các văn bản có liên quan đã chỉ ra rằng TALB sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp trong 6 trường hợp dưới đây:

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn của các bên theo

Điều 287 của Công ước Luật biển 1982:

Điều 287 của Công ước Luật biển 1982 cho phép các quốc gia thành viên Công ước quyền lựa chọn và sử dụng TALB như là một trong nhiều thủ tục giải

quyết bắt buộc các tranh chấp liên quan đến Công ước. Cũng theo quy định tại Điều này, việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp, kể cả TALB, của quốc gia thành viên sẽ có hiệu lực khi thơng báo về việc lựa chọn của quốc gia thành viên được gửi tới TTK LHQ và TTK LHQ có nghĩa vụ thơng báo cho tồn bộ các quốc gia thành viên khác về việc lựa chọn này.

Trong trường hợp nếu các bên tranh chấp đều lựa chọn TALB là cơ quan xét xử theo thủ tục giải quyết bắt buộc tranh chấp thì khi tranh chấp phát sinh một trong các bên tranh chấp có quyền đơn phương đề nghị TALB giải quyết vụ việc mà không cần có sự đồng ý của bên tranh chấp kia (Điều 287, Khoản 4 Công ước Luật biển 1982). Tuy nhiên, trong trường hợp mặc dù cả 2 bên đã cùng lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bằng TALB song các bên vẫn có thể tự thỏa thuận với nhau việc giải quyết tranh chấp bằng các thủ tục khác, khi đó thỏa thuận của các bên sẽ chiếm ưu thế. Hoặc ngược lại mặc dù các bên có thể đã thỏa thuận lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp khác song vẫn có thể thỏa thuận việc sẽ giải quyết tranh chấp của mình bằng TALB (Điều 287, Khoản 5, Công ước Luật biển 1982).

- Thẩm quyền trong việc giải quyết đề nghị phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo đảm:

Đây là quyền tài phán thực sự mang đặc trưng cơ bản của TALB mà TAQT khơng có. Thẩm quyền này cho phép TALB có quyền tài phán bắt buộc đối với các bên liên quan ngay cả khi các bên tranh chấp không cùng lựa chọn TALB là cơ quan giải quyết tranh chấp. Nói cách khác, khi có sự việc xảy ra, một trong các bên có quyền đưa vụ việc ra TALB để giải quyết và trong trường hợp này, bên tranh chấp kia phải chấp nhận quyền tài phán của TALB. Trong thực tiễn xét xử của mình, cho tới nay tồn bộ các vụ việc liên quan đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo lãnh đều do các bên đơn phương yêu cầu TALB giải quyết u cầu về việc phóng thích. Thậm chí có quan điểm cịn cho rằng, theo quy định tại Điều 288 của Công ước Luật biển 1982, các quốc gia thành viên một điều ước khác, không phải là thành viên Cơng ước Luật biển 1982 cũng có thể u cầu TALB giải quyết việc phóng thích tàu nếu điều ước này đã trao thẩm quyền cho TALB như Hiệp định về đàn cá di cư.

Mục đích của việc ghi nhận thẩm quyền của TALB trong vấn đề này là xuất phát từ lý do kinh tế. Các đại biểu tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ III muốn có một điều khoản đảm bảo chắc chắn việc phóng thích tàu thuyền và thủy thủ đoàn sẽ được tiến hành một cách hết sức khẩn trương và hiệu quả nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại về mặt kinh tế cho chủ tàu hoặc người đi thuê tàu trong trường hợp tàu bị quốc gia ven biển bắt giữ, không thể hoạt động.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi tàu của một quốc gia thành viên Công ước bị bắt do vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia có tàu bị bắt giữ đều có quyền yêu cầu TALB giải quyết việc phóng thích thủy thủ đồn và tàu theo quy định của Điều 292, mà chỉ một số trường hợp nhất định mới được áp dụng thủ tục này. Theo Quy định của Cơng ước 1982, thì việc bắt giữ tàu khi liên quan đến những vi phạm sau sẽ được xem xét theo thủ tục được quy định tại Điều 292:

 Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển theo Điều 73 (2) về việc đánh bắt, khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật

 Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến ô nhiễm theo Điều 226, Khoản 1, Mục b.

 Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến khả năng an toàn đi biển của tàu theo Điều 226, Khoản 1, Mục c.

 Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến yêu sách hàng hải theo Điều 220, Khoản 7.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để các bên có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại TALB là quốc gia mà tàu mang cờ cho rằng quốc gia bắt giữ đã không tuân thủ các quy định của Công ước 1982 liên quan đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đồn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo đảm. Thẩm quyền của TALB trong vấn đề này chỉ giới hạn trong việc “giải quyết yêu cầu về việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đồn và tiến

trình giải quyết việc phóng thích tàu và thủy thủ đồn sẽ khơng ảnh hưởng đến cách giải quyết vụ việc này của tòa án trong nước” (Điều 292, khoản 3).

- Thẩm quyền xác định, thay đổi hoặc hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp tạm thời trong khi chờ việc thiết lập một Tòa Trọng tài theo Điều 290, Khoản 5 của Công ước Luật biển 1982 .

Cũng giống như thẩm quyền đối với trường hợp phóng thích tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền đảm bảo, thẩm quyền xác định,

thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp tạm thời cũng là một trong những thẩm

quyền bắt buộc mang đặc trưng của TALB. Mục đích của điều khoản này nằm ở chỗ khi tranh chấp được đưa ra xét xử bằng thủ tục Tòa trọng tài, thủ tục này sẽ cần có một khoảng thời gian nhất định, nhất là trong trường hợp việc khởi kiện trọng tài do một bên đơn phương thực hiện. Trong khoảng thời gian đó khơng có một thể chế nào đưa ra các biện pháp đảm bảo tạm thời theo đề nghị của các bên. Để khắc phục điểm này, liên quan đến việc các bên tranh chấp đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục Tòa trọng tài tại phần 2 của mục XV. Điều 290, Khoản 5.

Theo quy định tại điều này, nếu trong thời hạn 2 tuần mà các bên không thỏa thuận được về các biện pháp tạm thời, TALB sẽ có quyền thơng qua, thay đổi hoặc rút các biện pháp tạm thời. Đây cùng với thẩm quyền giải quyết phóng thích tàu có thể được coi là thẩm quyền bắt buộc của TALB đối với các bên tranh chấp.

Điều kiện để TALB ra quyết định về các biện pháp tạm thời là: Tòa trọng tài hoặc các tịa khác được thành lập phải có thẩm quyền xét xử vụ việc; do tính chất khẩn cấp của vụ việc.

- Thẩm quyền theo sự đồng thuận của các bên (consensual jurisdiction)

Thẩm quyền của TALB trong 3 trường hợp trên hình thành trên cơ sở theo đề nghị đơn phương của một trong các bên tranh chấp. Còn thẩm quyền theo sự đồng thuận của các bên là việc các bên ký thỏa thuận đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại TALB. Cũng giống như trường hợp TAQT, thơng thường thì thỏa thuận về việc đưa vụ tranh chấp của mình ra giải quyết tại TALB cũng được thể hiện dưới dạng một Hiệp định đặc biệt (Điều 24 của Quy chế TALB).Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc một bên đơn phương nộp đơn khởi kiện vụ việc ra TALB và sau đó bên có liên quan cũng chấp nhận quyền tài phán của TALB (Điều 54, khoản 5 của Quy tắc TALB). Bên

cạnh đó, theo điều 288 của Cơng ước thì TALB có thẩm quyền theo Hiệp định giữa các bên trao cho TALB thẩm quyền xét xử vụ việc tranh chấp. Các điều ước quốc tế trao cho TALB thẩm quyền giải quyết tranh chấp, đó là:

i) Hiệp định ngày 24 tháng 11 năm 1993 về việc thúc đẩy sự phù hợp với các biện pháp quốc tế về bảo tồn và quản lý bằng các tàu đánh cả ở trên biển cả.

ii) Hiệp định 1995 về thi hành các điều khoản của Công ước của LHQ về Luật biển 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý các đàn cá di cư và cá đàn ở biển.

iii) Nghị định thư 1996 ngày 7/11/1996 bổ sung Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do việc xả chất thải và các chất khác năm 1972.

iv) Thỏa thuận năm 2000 về bảo tồn các nguồn cá ở vùng biển Đơng Nam Thái Bình Dương.

v) Cơng ước UNESCO 2001 về bảo vệ di sản văn hóa trong lịng biển. vi) Công ước về di chuyển xác tàu của IMO

- Thẩm quyền liên quan tới hoạt động ở khu vực Vùng

Theo quy định tại các Điều 187 và 188 của Công ước Luật biển 1982, TALB mà cụ thể hơn là Viện xét xử các tranh chấp đáy biển hoặc một Viện xét xử đặc biệt khác có quyền tài phán về các tranh chấp liên quan đến các hoạt động ở khu vực đáy đại dương. Những tranh chấp này bao gồm:

+ Tranh chấp giữa các quốc gia thành viên: Viện giải quyết các tranh chấp đáy biển có quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến phần XI của Công ước (Điều 187 (a) Công ước Luật biển 1982).

+ Tranh chấp giữa một quốc gia thành viên và Cơ quan quyền lực quốc

tế đáy đại dương: Viện giải quyết tranh chấp đáy đại dương có thẩm quyền

giải quyết tranh chấp giữa một quốc gia thành viên và Cơ quan quyền lực liên quan đến: (i) hành động hoặc không hành động của Cơ quan quyền lực hoặc của quốc gia thành viên được cho là vi phạm Phần XI và các Phụ lục III và IV, đặc biệt liên quan tới việc thi hành Hiệp định 1994 hoặc các quy định, nguyên tắc và quy chế của Cơ quan quyền lực đã thông qua phù hợp với các quy định nêu trên; (ii) hành động của Cơ quan quyền lực được cho là vượt quá thẩm quyền hoặc lạm quyền (Điều 187 Công ước Luật biển 1982).

+ Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng thực hiện các hoạt động

ơ khu vực đáy đại dương:Viện giải quyết tranh chấp đáy đại dương có quyền

tài phán liên quan tới các bên hợp đồng về vấn đề: (i) giải thích hoặc áp dụng một hợp đồng hoặc kế hoạch sản xuất; (ii) hành động hoặc không hành động của một bên hợp đồng liên quan đến các hoạt động ở khu vực đáy đại dương và liên ảnh hưởng trực tiếp đến bên kia hoặc có tác động trực tiếp đến các nghĩa vụ hợp pháp. Khi tranh chấp loại này xảy ra các bên, trừ thỏa thuận khác, sẽ đệ trình tranh chấp ra trọng tài thương mại bắt buộc. Trọng tài thương mại khơng có thẩm quyền quyết định việc giải thích và áp dụng cơng ước mà chỉ giải quyết vấn đề hồn tồn thuần túy mang tính chất thương mại. Khi nảy sinh vấn đề liên quan đến việc giải thích và áp dụng cơng ước phải đệ trình ra Viện xét xử tranh chấp đáy biển (Điều 187 phần c và 188 khoản 2, Công ước Luật biển 1982).

+ Tranh chấp giữa Cơ quan quyền lực và các nhà thầu có triển vọng: Viện xét xử tranh chấp có quyền tài phán đối với các tranh chấp giữa Cơ quan quyền lực và các nhà thầu có triển vọng mà được sự bảo trợ của quốc gia thành viên (Điều 153, khoản 2b, Công ước Luật biển 1982).

+ Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ được cho là của Cơ quan quyền

lực: Viện xét xử tranh chấp đáy biển có quyền tài phán đối với các tranh chấp

giữa Cơ quan quyền lực và qc gia thành viên, một xí nghiệp của nhà nước, một pháp nhân hay thể nhân được nhà nước bảo trợ khi mà nó cho rằng Cơ quan quyền lực mang nghĩa vụ quy định trong Điều 22 của Phụ lục III. Theo đó, Cơ quan quyền lực có nghĩa vụ hoặc trách nhịêm đối với bất kể thiệt hại nào xảy ra do các hành động sai lầm trong việc thực hiện quyền và chức năng của mình, bao gồm cả trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổng Thư ký Cơ quan quyền lực, nhân viên Cơ quan quyền lực về việc bảo mật thông tin.

- Thẩm quyền phái sinh (Incidental Jurisdiction)

Thẩm quyền phái sinh của TALB là thẩm quyền mà TALB có được nhờ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp. Thẩm quyền phái sinh hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm quyền của TALB trong việc giải quyết về giá trị của vụ việc vì trong trường hợp TALB quyết định rằng mình khơng có

thẩm quyền thì thẩm quyền phái sinh cũng sẽ không tồn tại nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp TALB có thể hành động theo thẩm quyền phái sinh thậm chí trước khi tòa quyết định về thẩm quyền giải quyết giá trị vụ việc. Vấn đề thẩm quyền phái sinh của TALB được quy định trong mục C của phần 3, chúng bao gồm:

+ TALB có thẩm quyền trong việc đưa ra các biện pháp tạm thời theo Điều 290 của Cơng ước. Để có thể thực hiện được thẩm quyền này, Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)