CHƯƠNG 1 : QÚA TRÌNH PHÁP ĐIỂN HĨA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc
3.4. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong
3.4.4. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước
Việt Nam có bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc tới Nam với vùng biển và TLĐ rộng trên 1 triệu km2 tiếp giáp Biển Đông, một vùng biển vừa tồn tại nhiều tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển, vừa là tuyến đường hàng hải quan trọng vào bậc nhất thế giới với khối lượng tàu thuyền hoạt động khá dày đặc ở khu vực này. Bởi vậy, các tranh chấp liên quan đến Công ước Luật biển tại khu vực này sẽ hết sức đa dạng và phức tạp.
Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc phân định vùng biển chồng lấn với các quốc gia có liên quan. Những thành cơng này góp phần khơng nhỏ vào việc duy trì một mơi trường hịa bình và ổn định xung quanh ta, có lợi cho cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước. Tuy nhiên, những tranh chấp còn lại mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải giải quyết đều là những tranh chấp có mức độ phức tạp cao (tranh chấp phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, yêu sách ở khu vực Biển Đông của Trung Quốc theo đường lưỡi bò, phân định vùng biển trong Vịnh Thái Lan với Campuchia…).
Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề có khả năng phát sinh tranh chấp liên quan đến biển cũng đã nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết (năm 2007, nhiều vùng biển của ta đã bị ô nhiễm dầu ở mức độ khá nghiêm trọng, qua điều tra của các cơ quan chức năng thì nguồn gốc của số dầu này là từ phía nước ngồi, song ta cũng chưa có biện pháp để khỏi kiện đòi bồi thường thiệt hại; vấn đề tàu
thuyền và ngư dân của ta bị phía nước ngồi bắt giữ do vi phạm luật lệ về khai thác thủy sản trong vùng biển của phía nước ngồi; tàu thương mại của ta bị bắt giữ tại các cảng nước ngoài do vi phạm các quy định về môi trường và điều kiện an toàn đi biển…).
Là một quốc gia thành viên Công ước Luật biển 1982, Việt Nam vừa có quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc. Việc lựa chọn thủ tục của ta không những thể hiện thái độ tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh của ta đối với các nghĩa vụ theo Công ước Luật biển 1982, tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế mà đây còn là một trong những công cụ, biện pháp đấu tranh mà ta có thể sử dụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhân của ta trong việc khai thác và sử dụng biển.
Với khuynh hướng giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia bằng bên thứ 3 ngày càng trở lên phổ biến thì việc Việt Nam chuẩn bị và lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc theo các quy định của Công ước Luật Biển là việc làm cần thiết trong thời gian tới.
Như đã được trình bày ở các phần trên, mỗi loại thủ tục giải quyết tranh chấp đều có những thuận lợi và hạn chế nhất định đối với mỗi quốc gia. Câu hỏi ở đây sẽ là Việt Nam sẽ lựa chọn thủ tục giải quyết nào trong số 4 thủ tục được quy định tại Điều 287, Tịa án hay Tồ trọng tài và nếu là Tịa án thì sẽ lựa chọn TALB hay TAQT. Trước đây cũng đã có ý kiến là Việt Nam có thể lựa chọn thủ tục Toà trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, việc lựa chọn thủ tục nào thì phải căn cứ trước tiên vào các mục tiêu chiến lược và yêu cầu của ta trong việc bảo vệ chủ quyền và các lợi ích của ta trên biển, thúc đẩy quan hệ với các đối tác có liên quan. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tơi mạnh dạn kiến nghị thủ tục mà Việt Nam có thể lựa chọn là TALB bởi một số lý do sau:
- Cả Toà Trọng tài và TALB đều là thủ tục giải quyết tranh chấp bằng bên thứ 3 nên cũng mang đầy đủ các đặc điểm pháp lý của việc giải quyết tranh chấp bằng bên thứ 3. So với Tòa án, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản hơn song trên thực tế thời gian để giải quyết vụ việc lại kéo dài hơn so với thủ tục của TALB rất nhiều. Điều này dẫn đến chi phí cho các bên là khá lớn, trong khi đó các bên nêu giải quyết vụ việc bằng TALB không phải chi trả bất cứ
chi phí nào cho TALB và TALB cịn có một quỹ để trợ giúp các nước đang phát triển đưa tranh chấp liên quan đến Công ước Luật biển 1982 ra giải quyết tại TALB. Hơn nữa, cho dù có các thành viên của tịa trọng tài là cơng dân của mình thì phán quyết cuối cùng của trọng tài vẫn nằm trong tay bên thứ 3, do bên thứ 3 quyết định. Đối với TALB, việc xét xử vụ việc được tiến hành do một hội đồng các thẩm phán là những người có uy tín cao nên mức độ bị tác động từ bên ngồi ít hơn so với trọng tài nên đảm bảo tính vơ tư và cơng bằng hơn. Hơn nữa, theo quy chế của TALB thì các bên có quyền cử thẩm phán adhoc đại diện cho mình tham gia vào quá trình tố tụng nên vẫn bảo đảm cho quốc gia tranh chấp khả năng tham gia vào quá trình xét xử như thủ tục trọng tài.
- Với khuynh hướng giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia bằng bên thứ 3 ngày càng trở nên phổ biến thì việc chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết trong trường hợp ta chủ động hoặc bị các quốc gia khác đặt vấn đề đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục bằng bên thứ 3 là việc làm cấp thiết và có phần cấp bách, đặc biệt là đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. TALB khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, do đó, TAQT có thể là cơ quan phù hợp nhất cho việc này. Tuy nhiên, mọi quy tắc, thủ tục, quy trình tố tụng của TALB về cơ bản được xây dựng dựa trên các quy định của TAQT, song có phần đơn giản hơn. Do đó, TALB có thể là “bước tập dượt” cho ta khi mà ta chưa từng bao giờ sử dụng bên thứ 3 để giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình.
- Phát triển kinh tế biển là một trong những trọng tâm trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong những năm qua, ngành thủy hải và vận tải đường biển của ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, song đi đơi với việc này là tình trạng đội tàu viễn dương của ta bị bắt giữ tại các cảng biển nước ngoài do vi phạm các quy định về bảo vệ mơi trường, an tồn đi biển ngày càng nhiều. Số lượng tàu và ngư dân của ta bị phía nước ngồi bắt giữ do vi phạm các quy định về đánh bắt hải sản gia tăng đột biến. Theo thống kê của lực lượng Biên phòng trong năm 2005, 234 tàu đánh cá của ngư dân ta đã bị các cơ quan chức năng của các nước trong khu vực bắt giữ; năm 2006 có 271 tàu bị bắt giữ và năm 2007 có 316 tàu với 1835 ngư dân của ta bị bắt giữ. Hầu hết các vụ việc tàu của ngư dân ta bị bắt giữ phía nước ngoài đều tiến
hành khởi tố vụ việc và giải quyết theo con đường tòa án với bản án khá nặng, tịch thu tàu và phạt tiền, kết án phạt tù khá nặng những người vi phạm. Nếu ta sử dụng phương thức giải quyết các vụ bắt giữ tàu thuyền của ngư dân ta bằng TALB ta có thể hạn chế được việc quốc gia bắt giữ sử dụng những hình phạt như tịch thu tàu, phạt tù ngư dân ta.
- Trung Quốc tuy không ra tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc song ra tuyên bố theo Điều 298 nhằm loại bỏ khả năng các nước có liên quan đưa một số loại tranh chấp biển với Trung Quốc ra giải quyết bằng bên thứ 3, trong khi đó đối tượng tranh chấp chính của ta trong các vấn đề liên quan đến biển ở khu vực Biển Đông là Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ ý đồ của Trung Quốc trong việc muốn lợi dụng các lợi thế so sánh của mình trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển với các quốc gia có liên quan. Như chúng ta đã biết, các yêu sách của Trung Quốc ở khu vực Biển Đơng theo đường lưỡi bị là hết sức phi lý, khơng có căn cứ pháp lý rõ ràng. Bởi vậy, nếu đưa ra bên thứ 3, những yêu sách này khó đứng vững. Đây là một điểm mà ta cần tính tốn và vận dụng trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc.
Ngồi ra, ta cũng phải tính đến việc trong tương lai gần Mỹ có thể phê chuẩn Cơng ước Luật biển 1982 và cùng với việc này, nhiều tranh chấp mới có thể nảy sinh liên quan đến Công ước giữa ta và Mỹ. Như chúng ta đã biết phía Mỹ cho rằng một số quy định về biển của ta chưa thực sự phù hợp với các điều khoản của Công ước Luật biển như vấn đề đường cơ sở thẳng của ta, các quy định về việc cho phép tàu thuyền ra vào các vùng biển, quy chế pháp lý các vùng biển, vấn đề tự do nghiên cứu khoa học biển và việc tập trận ở vùng đặc quyền kinh tế …
KẾT LUẬN
Với đặc trưng cơ bản là các quốc gia thành viên có quyền lựa chọn trước thủ tục giải quyết tranh chấp và buộc phải giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc theo những điều kiện cụ thể, cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 là một bước phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế, phản ánh xu thế ngày càng phổ biến trong việc lựa chọn và sử dụng bên thứ 3 trong việc giải quyết tranh chấp.
Nghiên cứu, vận dụng các điểm tiến bộ trong hệ thống giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982, nhất là về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của ta trên biển trong bối cảnh nước ta ngày càng phải đối diện với nhiều các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích Cơng ước là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài.
Theo quy định của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam có quyền lựa chọn một hoặc nhiều các thủ tục được quy định trong Công ước để giải quyết các tranh chấp liên quan đến Công ước. Việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp không chỉ là quyền, nghĩa vụ của ta với tư cách là một thành viên của Cơng ước Luật biển mà cịn là “vũ khí pháp lý” quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng trên biển, đồng thời nó góp phần vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hợp tác giữa ta và các nước liên quan cũng như việc duy trì hịa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông. Lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định cuả Công ước Luật Biển nằm trong chiến lược của ta về việc đa dạng hóa các biện pháp đấu tranh, giải quyết tranh chấp có liên quan đến các vấn đề về biển ở khu vực Biển Đơng.
Trong nhiều thủ tục mà ta có thể lựa chọn, theo chúng tơi thì TALB là thủ tục thích hợp nhất mà ta có thể lựa chọn như đã được phân tích ở trên. Hơn thế nữa, việc lựa chọn TALB còn là bước chuẩn bị, bước tập dượt cho ta trong việc có thể tiến tới giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và các tranh chấp khác với các bên nước ngồi có liên quan theo thủ tục TAQT. Việc ra tuyên bố và thời điểm này sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh một Việt Nam yêu chuộng hịa bình, sẵn sàng giải quyết dứt điểm mọi tranh chấp có liên quan, góp phần nâng cao vị thế của ta, đặc biệt là trong bối cảnh ta tham gia Hội đồng Bảo an LHQ.
Để lựa chọn thủ tục và việc sử dụng lựa chọn thủ tục mà ta đã lựa chọn thực sự góp phần vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích của ta trên biển thì ta cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên một số mặt như việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ, chuyên gia pháp lý quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hợp tác với các chuyên gia pháp lý nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền trong dư luận để mọi người hiểu đúng, hiểu đủ về bản chất của việc giải quyết tranh chấp bằng bên thứ 3, những thuận lợi và khó khăn của phương thức này, đặc biệt là kết quả cuối cùng để từ đó tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ của dư luận đối với việc giải quyết bằng bên thứ 3. Những khó khăn, thách thức đối với việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp không nhỏ, nhất là trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân, cơ quan có liên quan, địi hỏi sự phối hợp và cộng tác của nhiều Bộ, ngành và quyết tâm của lãnh đạo vì đây là lần đầu tiên chúng ta tiến hành việc này. Song chúng tôi hy vọng rằng với quyết tâm và nỗ lực chung, chúng ta có thể tiến hành được cơng việc hết sức hệ trọng này.
Phụ lục A
Danh sách các thẩm phán hiện nay của Tòa án quốc tế về Luật biển
Tên (theo thứ tự xuất hiện) Quốc tịch Ngày chấm dứt nhiệm kỳ
Chánh án Rüdiger Wolfrum Đức 30/9/ 2008
Phó Chánh án Joseph Akl Li băng 30/9/ 2008
Thẩm phán Hugo Caminos Achentina 30/9/ 2011
Vicente Marotta Rangel Braxin 30/9/ 2008
Alexander Yankov Bulgaria 30/9/ 2011
Anatoly Lazarevich Kolodkin Nga 30/9/ 2008
Choon-Ho Park Hàn Quốc 30/9/ 2014
Paul Bamela Engo Cameroon 30/9/ 2008
L. Dolliver M. Nelson Grenada 30/9/ 2014
P. Chandrasekhara Rao Ấn Độ 30/9/ 2008
Tullio Treves Italy 30/9/ 2011
Tafsir Malick Ndiaye Senegal 30/ 9/ 2011
José Luis Jesus Cape Verde 30/9/ 2008
Jean-Pierre Cot Pháp 30/9/ 2011
Anthony Amos Lucky Trinidad và Tobago 30/9/ 2011
Stanislav Pawlak Ba Lan 30/9/ 2014
Shunji Yanai Nhật Bản 30/9/ 2014
Helmut Tuerk Áo 30/9/ 2014
James Kateka Tanzania 30/9/ 2014
Albert Hoffmann Nam Phi 30/9/ 2014
Zhiguo Gao Trung Quốc 30/9/ 2011
Ngoài những thẩm phán nêu trên, dưới đây là danh sách các thẩm phán đã từng là thành viên của TALB
Tên Quốc tịch Thời gian là thẩm phán
Joseph Sinde Warioba Tanzania 1996–1999
Lihai Zhao Trung Quốc 1996–2000
Edward Arthur Laing Belize 1996–2001
Gudmundur Eiriksson Iceland 1996–2002
Lennox Fitzroy Ballah Trinidad và Tobago 2002–2003
Soji Yamamoto Nhật Bản 1996–2005
Thomas A. Mensah Ghana 1996–2005
David Anderson Anh 1996–2005
Budislav Vukas Croatia 1996–2005
Mohamed Mouldi Marsit Tunisia 1996–2005
Phụ lục B
Việc lựa chọn thủ tục và tuyên bố của các quốc gia thành viên về việc giải quyết tranh chấp theo Điều 287 và 298 của Công ước Luật biển 1982
Quốc gia
Lựa chọn thủ tục Tuyên bố theo Điều 287
(Thủ tục lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1-3)
Ngoại lệ của việc áp dụng Phần XV, Mục 2 của Công ước 1982 (Tuyên bố theo Điều
298) Tòa án quốc tế về Luật biển (TALB) Tòa án Cơng lý quốc tế (TAQT) Tịa trọng tài được thành lập thoe Phục lục VII Tòa trọng tại đặc biệt được thành lập theo Phục lục VIII Các tuyên bố thể hiện rằng quốc gia không chấp nhận bất cứ một hoặc nhiều thủ tục
quy định trong Phần XV, Mục 2 (các thủ tục bắt buộc
đưa đến các quyết định bắt buộc) liên quan đến các loại
tranh chấp
Algeria (khi phê chuẩn)
Algeria cho rằng không bị ràng buộc bởi các quy định của Điều 287,