CHƯƠNG 1 : QÚA TRÌNH PHÁP ĐIỂN HĨA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc
3.2. Tòa án quốc tế về Luật biển
3.2.3. Cơ cấu tổ chức, thành phần của TALB
Khác với TAQT chỉ gồm 15 thẩm phán do các quốc gia thành viên LHQ bầu ra, TALB bao gồm 21 thẩm phán là “những nhân vật nổi tiếng nhất
về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật biển”
(Khoản 2, Điều 2 Quy chế TALB), được các quốc gia thành viên Công ước Luật biển 1982 lựa chọn thông qua việc bầu cử tại Hội nghị các nước thành viên Công ước. Cuộc bầu cử các thẩm phán TALB lần đầu tiên diễn ra ngày 01/8/1996 và 2 tháng sau, ngày 01/10/1996, 21 thẩm phán mới được bầu của TALB chính thức bắt đầu nhận nhiệm vụ của thẩm phán.
Cũng giống như nhiệm kỳ của thẩm phán TAQT, nhiệm kỳ của thẩm phán TALB là 9 năm và có thể được tái cử (Điều 5, Quy chế TALB). Tuy nhiên, trong lần bầu cử đầu tiên nhằm bảo đảm cho các cuộc bầu cử 3 năm một lần tiếp theo, đã diễn ra việc rút thăm để xác định những thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm, những thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm và những thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm. Danh sách các thẩm phán TALB và nhiệm kỳ của các thẩm phán từ lần bầu cử lần thứ nhất cho đến hiện nay được ghi trong phục lục A của Đề tài này.
TALB bao gồm: Chánh án, ii) Phó Chánh án; iii) Thẩm phán; và iv) Thư ký Tịa. Nhìn chung, cơ cấu của TALB cũng giống như cơ cấu của TAQT do nó được xây dựng theo mơ hình của TAQT.
Nhằm bảo đảm sự cơng bằng trong hoạt động xét xử của TALB, thành phần của TALB sẽ bao gồm đại diện của tất cả các khu vực địa lý trên thế giới và khơng thể có 2 thẩm phán của cùng một quốc gia. Theo quy định tại quy chế của TALB thì mỗi nhóm địa lý có ít nhất là 3 thành viên ở trong Tịa án. Các phân chia các khu vực địa lý của Đại hội đồng LHQ bao gồm: (i)
Nhóm Châu Á, (ii) Nhóm Châu Phi; (iii) Nhóm Mỹ La tinh và các nước Carribe; (iv) Nhóm Tây Âu và các nước khác; và (iii) Nhóm Đơng Âu. Theo cách phân bổ trên thì cịn dư ra 6 ghế. Việc phân bổ 6 ghế còn lại cho các nhóm là một q trình đàm phán cam go và lâu dài. Thảo luận về việc phân bổ 6 ghế này đã kéo dài trong khoảng thời gian 11 tiếng tại Hội nghị Luật biển lần thứ 5, Hội nghị tiến hành bầu cử lần đầu các thẩm phán TALB. Và tại cuộc thảo luận này, một thực tế nảy sinh là học giả nổi tiếng người Israel Shabtai Rosenne, người được chính phủ Áo đề cử lại không thuộc bất cứ nhóm địa lý nào.. Sau quá trình thảo luận căng thẳng, hội nghị đã nhất trí được việc phân bổ số lượng thẩm phán theo khu vực địa lý, theo đó: (i) Nhóm Châu phi: 5 thẩm phán; ii) Nhóm Châu Á: 5 thẩm phán; iii) Nhóm Mỹ La tinh và Carribe: 4 thẩm phán; iv) Nhóm Tây Âu và các nước khác: 4 thẩm phán; và Nhóm Đơng Âu: 3 thẩm phán.
Tại Hội nghị Luật biển lần thứ 17 vừa qua, đã có nhiều nước, nhất là các nước Châu Á và Châu Phi đòi hỏi phải có sự điều chỉnh lại cơ cấu của TALB theo hướng tăng thêm quota cho nhóm nước Châu Á với lập luận là nhóm Châu Á có 42 nước thành viên (tương đương 27.27%) nhưng chỉ được 5 ghế (tương đương 24%) trong khi đó Tây Âu có 22 nước thành viên (tương đương 14%) được 4 ghế (tương đương 19%), như vậy không đảm bảo ngun tắc đại diện cơng bằng về địa lí. Nhóm Châu Phi cũng có lập luận tương tự do nhóm này cũng có 41 quốc gia thành viên và cũng có 5 ghế tại TALB. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhóm Tây Âu, đó đó, vấn đề này sẽ được tiếp tục thảo luận ở Hội nghị 18 vào năm tới.
Theo Quy định của Quy chế TALB thì khơng thể có 2 thẩm phán có cùng quốc tịch. Quy định này chỉ áp dụng cho 21 thẩm phán được bầu, có thể có trường hợp 2 thẩm phán cùng quốc tịch trong cùng một vụ xử, đó là trường hợp thẩm phán adhoc và khi một thẩm phán được bầu tiếp tục tham dự vào vụ việc có liên quan mà thẩm phán này đã bắt đầu trước khi hết nhiệm kỳ.