Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của UBND phường từ thực tiễn phường hàng bồ, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 50 - 61)

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

phường Hàng Bồ cũng như ở các khu dân cư về tiếp dân, giải quyết khiếu nại của công dân chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, một số vụ việc chỉ giao cho cấp phó phụ trách và tồn quyền giải quyết, lực lượng cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại, nhất là bộ phận chun mơn phối hợp cịn mỏng.

Hai là, Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã

hội như đất đai, xây dựng cơ bản, xử lý vi phạm hành chính,… cơ bản bị bng lỏng. Đặc biệt là công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường còn yếu kém. Khi thực hiện dự án liên quan đến thu hồi đất, chỉ nhấn mạnh quyền thu hồi đất của nhà nước mà chưa quan tâm tới lợi ích chính đáng của người sử dụng đất (Diện tích nhà trong tầng 2 nhà 46 Hàng Bồ của ơng Hồng Qn Tạo) chỉ nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, mà chưa chú ý đến những vấn đề nảy sinh sau khi thu hồi đất...vì vậy, việc thu hồi đất ở một số dự án chưa sát, và chưa hợp lý, không tạo được đồng thuận cũng như lịng tin trong phần đơng người dân.

Ba là, Trình độ năng lực chuyên môn của một số cán bộ công chức

tham mưu giải quyết khiếu nại cịn yếu. Tình trạng cán bộ cơng chức ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa thực sự chuyên tâm giải quyết khiếu nại vẫn còn và xử lý chưa kiên quyết, thiếu triệt để dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại cịn tồn đọng hoặc giải quyết trong hời gian dài vẫn chưa có kết quả.

Bốn là, Sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền và các ngành, các

đồn thể, phịng ban cấp trên của UBND quận còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên, đặc biệt là trong giải quyết những vụ việc tồn đọng, phức tạp, đơng người có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp ví dụ như để giải quyết vụ việc tại 31 Lãn Ơng ngồi sự tham gia của UBND phường Hàng Bồ, khu dân cư số 5 cịn có sự vào cuộc của các phịng ban chức năng thuộc UBND quận Hồn Kiếm như phịng Thanh tra, phòng Tư pháp, phịng Quản lý đơ thị...cần có sự phố kết hợp chặt chẽ tuy nhiên giữa các cơ quan ban ngành,

đoàn thể này vẫn chưa thực hiện hết nhiệm vụ của mình dẫn đến việc đơn thư khiếu nại cịn tồn đọng trên địa bàn phường.

Năm là, Công tác giám sát giải quyết khiếu nại chưa thực sự phát huy

được hiệu quả trên thực tế. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị cịn nặng tính hình thức, hành chính, kém hiệu quả. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường trong giải quyết đơn thư khiếu nại tại UBND phường Hàng Bồ bộc lộ nhiều hạn chế, trong các kỳ họp đại biểu HĐND phường đã có nêu ra các vụ việc tồn đọng kéo dài và hứa sẽ giám sát, đôn đốc việc giải quyết, thực hiện dứt điểm nhưng kỳ họp sau của HĐND phường lại vẫn là tập trung giám sát giải quyết vụ việc cũ, cứ như thế qua các kỳ họp đồng vẫn là giám sát, đôn đốc thực hiện, giải quyết các vụ việc cũ tồn đọng chưa được giải quyết từ các kỳ họp trước, người giám sát trong hội đồng vẫn thực hiện tròn trách nhiệm giám sát nhưng vụ việc tồn đọng vẫn tồn đọng, vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Có nhiều nguyên nhân khách quan làm giảm hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của CQHCNN trong đó có UBND phường Hàng Bồ, nhưng quan trọng nhất vẫn là các nguyên nhân về mặt pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay trên tất cả các lĩnh vực còn nhiều hạn chế, chồng chéo, mâu thuẫn. Trong khi đó, pháp luật khiếu nại, tố cáo hiện hành vẫn còn những điểm bất cập nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đó là:

+ Quy định về tiếp công dân

Công tác tiếp dân được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính. Tiếp cơng dân là thủ tục thể hiện bản chất dân chủ, công bằng là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, đây là thủ tục tạo điều kiện cho người dân được thực hiện quyền tự do, dân chủ trên cơ sở ngun tắc cơng bằng và thơng qua đó giải

quyết tốt các vấn đề về khiếu nại, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành có rất nhiều tổ chức tiếp công dân, làm cho công tác giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn. Đối với hình thức và cách thức tiếp công dân trong giải quyết khiếu nại cũng chỉ quy định những nguyên tắc chung, những yêu cầu chung, mà chưa quy định trình tự, thủ tục cụ thể và chi tiết cho công tác tiếp công dân trong các hoạt động như: thụ lý việc khiếu nại, thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, ra quyết định giải quyết khiếu nại, công bố quyết định giải quyết khiếu nại và tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Trong quá trình thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính những quy định pháp luật về tiếp công dân đã trở thành hình thức, phong trào ở các cơ quan, đồn thể, ngun tắc cơng bằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, để giải quyết khiếu nại đã hình thành hai hệ thống tiếp công dân: một hệ thống tiếp công dân để giải quyết theo thẩm quyền của các cơ quan hành chính, tư pháp; một hệ thống tiếp cơng dân để chuyển khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chính điều này làm tăng đột biến số lượng công dân đến nơi tiếp dân, số lượng đơn thư khiếu nại vượt cấp, vòng vo, chậm giải quyết rất nhiều, dẫn đến niềm tin của người dân đối với việc giải quyết khiếu nại ngày càng suy giảm mạnh.

Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác tiếp dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Tuy nhiên do tồn tại nhiều tổ chức tiếp công dân nên đã dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động giải quyết khiếu nại như: số lượng đơn thư khiếu nại ảo, gửi đơn tràn lan làm cho vụ việc thành điểm nóng, thậm chí lịng vịng, gây lãng phí cho tổ chức tiếp cơng dân và chính cơng dân; sự không thống nhất giữa tổ chức tiếp công dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiếp nhận khiếu nại với cơ quan có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại, gây mất niềm tin của người khiếu nại, khiếu kiện trở thành điểm nóng khơng đáng có.

Bên cạnh đó, trụ sở tiếp dân có đại diện của hầu hết các cơ quan trong hệ thống chính trị (tổ chức Đảng, cơ quan đại diện nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước…). Tại đây, người dân có thể khiếu nại, và cán bộ tiếp dân chủ yếu là lắng nghe và tiếp nhận, phần nào đó giải thích, hướng dẫn người dân đến cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết công việc của họ. Hệ quả là văn phòng tiếp dân hầu như lúc nào cũng đông người đến nhưng rõ ràng là khiếu nại của họ khơng có cơ hội được giải quyết. Hơn nữa văn phịng tiếp dân cũng khơng có thẩm quyền này.

Cách thức tổ chức văn phịng tiếp dân khơng rõ ràng cho nên mỗi nơi tổ chức một kiểu, có nơi có trụ sở riêng, có nơi đặt tại văn phịng Uỷ ban nhân dân, có nơi giao cho cơ quan Thanh tra. Thực tế hiệu quả của các văn phòng này là rất thấp và hầu như các cơ quan nhà nước đều nhận thấy điều đó nhưng nó vẫn được duy trì chỉ để “vỗ về” người dân khi họ trình bày, thắc mắc. Thực chất cách thức tổ chức tiếp dân như hiện nay không giúp nhiều cho công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính của cơng dân.

Điều này làm cho công tác tiếp dân không đạt hiệu quả cao, hoạt động cịn mang tính hình thức, vi phạm nguyên tắc công khai dân chủ trong hoạt động tiếp công dân. Cũng do điều này nên mỗi địa phương, mỗi cơ quan nhà nước tự đặt ra những trình tự, thủ tục khác nhau dẫn đến sự không thống nhất về công tác tiếp dân, nhiều nơi lấy cán bộ khơng có chun mơn, nghiệp vụ làm cơng tác tiếp dân. Điều này làm cho nhiều nơi tiếp công dân thành nơi “cãi vã”, biến những vụ việc đơn giản thành những vụ việc phức tạp. Do vậy, công tác tiếp dân chưa trở thành công cụ hiệu quả để hoạt động giải quyết khiếu nại đem đến sự cơng bằng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

+ Quy định về sự tham gia của luật sư

Pháp luật hiện hành quy định hạn chế sự tham gia của luật sư vào quá trình giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, do tính chất khép kín của nền hành chính nên những quyền được pháp luật ghi nhận cho luật sư đã rất hạn chế, lại rất khó được thực hiện trên thực tế. Trong khi đó, luật sư là những người có kiến thức và kinh nghiệm pháp lý sâu sắc, sự hiện diện của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại sẽ giúp cho người khiếu nại đưa ra được các tài liệu, chứng cứ hợp pháp và bảo vệ được các yêu cầu của mình; đồng thời buộc người giải quyết khiếu nại thận trọng và có trách nhiệm hơn đối với việc giải quyết khiếu nại của mình. Qua đó, góp phần làm cho việc giải quyết khiếu nại chuyên nghiệp, nhanh chóng và thuận lợi hơn, hạn chế được những thiếu sót trong q trình giải quyết khiếu nại của CQHCNN.

+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại

Luật khiếu nại 2011 quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được QĐHC hoặc biết được có HVHC (Điều 9 Luật Khiếu nại 2011) Đây là mốc thời gian rõ ràng và hồn tồn có thể xác định được. Nhưng trong thực tế, nhiều trường hợp người khiếu nại lại không phải là đối tượng nhận QĐHC, ví dụ như ơng A khiếu nại UBND Quận X vì đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà B trên diện tích đất C, là đất ơng A cho bà B ở nhờ. Vì vậy, việc xác định mốc thời gian để tính thời hiệu khiếu nại khơng đơn giản.

Bên cạnh đó, là sự mâu thuẫn giữa Luật khiếu nại 2011 với pháp luật chuyên ngành. Theo quy định tại điều 9 Luật Khiếu Nại năm 2011, thời hiệu khiếu nại được quy định là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nhưng theo Luật đất đai 2013 là 30 ngày (khoản 2 Điều 209), còn Nghị định 84/2007/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai lại quy định chi tiết hơn, theo đó, thời

hiệu khiếu nại QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND tỉnh là 30 ngày (Điều 64), của Chủ tịch UBND huyện 90 ngày (Điều 63), …

+ Về gặp gỡ, đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại

Các quy định của pháp luật về gặp gỡ, đối thoại trực tiếp giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại cịn chung chung, khơng có các quy định về trình tự, thủ tục, cũng như chế tài xử lý những sai phạm trong quá trình gặp gỡ, đối thoại như người khiếu nại được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, ba mà vẫn vắng mặt, hay người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cố tình dây dưa, kéo dài khơng tổ chức gặp gỡ, đối thoại,… .

Trên thực tế, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu chỉ thực hiện khi xét thấy cần thiết, không bắt buộc phải thực hiện (Điều 30, Luật Khiếu nại năm 2011: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại cịn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.) và bắt buộc thực hiện tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần hai [22, Điều 39]. Ngồi ra, Luật Khiếu nại 2011 cịn quy định trong giải quyết khiếu nại lần hai “đối với vụ việc khiếu

nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại” [22]. Đây là quy

định tiến bộ khắc phục được hạn chế trong Luật Khiếu nại, tố cáo trước đó, từ đó bảo đảm tối đa nguyên tắc công bằng trong hoạt động gặp gỡ đối thoại trực tiếp giữa những chủ thể có liên quan trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, nếu quy định tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp trong giải quyết khiếu nại lần đầu là khơng bắt buộc, sẽ có thể có nguy cơ làm giảm

tính chất khách quan, cơng bằng trong thủ tục giải quyết khiếu nại, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại lần đầu có thể giảm sút, làm phát sinh khiếu nại tiếp theo, vòng vo, kéo dài do chưa đáp ứng được yêu cầu chính đáng của cơng dân trong q trình giải quyết khiếu nại trên thực tế.

+ Vấn đề điều chỉnh các trường hợp phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước

Thực tiễn giải quyết khiếu nại trên địa bàn phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm cho thấy có rất nhiều trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại của CQHCNN có thẩm quyền mà chưa có quy định của pháp luật hay chế tài xử lý, gây nhiều khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết, dẫn đến khiếu nại tồn đọng, kéo dài. Đó là: trường hợp người khiếu nại không cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người giải quyết khiếu nại, hoặc được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, ba nhưng vẫn cố tình vắng mặt; Sau khi đơn khiếu nại được thụ lý, người khiếu nại ốm đau, đi công tác mà không uỷ quyền cho người khác; người khiếu nại chết mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ khiếu nại, người khiếu nại bị mất năng lực hành vi dân sự; cơ quan tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể; trong quá trình giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại phát hiện QĐHC, HVHC của mình có sai sót.

+ Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật Điều 44, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Các quy định này nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, tăng cường trách nhiệm cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trên thực tế, việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật lại rất khó khăn, đặc biệt là đối với các quyết định giải

quyết khiếu nại tuyên QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức. Bởi trong các trường hợp này, người bị khiếu nại thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật đồng nghĩa với việc họ tự thừa nhận sai lầm của mình. Trong khi đó, tự bản thân người khiếu nại không thể bắt buộc người bị khiếu nại thi hành quyết định này do không được sử dụng quyền lực nhà nước và pháp luật cũng khơng quy định cho họ được có bất kỳ một phản ứng nào buộc người bị khiếu nại phải thi hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của UBND phường từ thực tiễn phường hàng bồ, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)