chính nhà nƣớc
1.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
mang tính quyền lực – pháp lý do pháp luật quy định”. Thẩm quyền giải
quyết khiếu nại của CQHCNN là tổng thể các quyền, nghĩa vụ pháp lý của CQHCNN trong việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Đây là phương tiện pháp lý của CQHCNN để thực hiện nhiệm vụ, chức năng được nhà nước trao.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định theo nguyên tắc: người có thẩm quyền do pháp luật quy định có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với: QĐHC, HVHC của mình; QĐHC, HVHC của người có trách nhiệm, của cán bộ cơng chức do mình quản lý trực tiếp; khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng cịn có khiếu nại.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng của Luật khiếu nại vì nó xác định ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và giải quyết đối với những loại khiếu nại nào. Việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại một cách rành mạch và khoa khoa học sẽ giúp tránh việc đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, đồng thời tránh được sự chồng chéo, tạo thuận lợi cho cả người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính.
Trên cơ sở nguyên tắc này, thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các chức danh trong bộ
máy hành chính nhà nước ở địa phương [22, tr.27-29].
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 36, Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Điều 17 Luật Khiếu nại 2011). Như vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp xã, phường bao gồm 02 loại vụ việc:
Một là: Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình,
đó là các quyết định hành chính bằng văn bản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường ban hành hoặc những hành vi hành chính do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trong khi thi hành công vụ mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là: Khiếu nại đối với việc làm của cán bộ, nhân viên thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp xã, phường khi họ thực hiện nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân hay Chủ tịch UBND cấp xã, phường giao cho hoặc phân công phụ trách.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,người đứng đầu cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết [22, Điều 18].
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương cũng là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp [22, Điều 19].
Giám đốc sở và cấp tương đương sẽ giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp cũng như giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở
và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết [22, Điều 20].
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định thêm trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đối với Chánh thanh tra các cấp, các ngành (Điều 25 Luật khiếu nại). Như vậy, thẩm quyền của các cơ quan thanh tra trong quá trình giải quyết khiếu nại là rất hạn chế, chỉ có chức năng tham mưu, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại cho các CQHCNN cùng cấp.
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các chức danh trong bộ
máy hành chính nhà nước ở trung ương [22, tr.29-32].
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc chính phủ và Bộ trưởng sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với những khiếu nại hành chính, hành vi hành chính, quyết định hành chính của cán bộ công chức trong đơn vị do chính mình trực tiếp quản lý [22, Điều 22]. Bộ trưởng đồng thời còn giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết [22, Điều 23].
Tổng thanh tra Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm [22, Điều 24].
Chánh thanh tra các cấp có nhiệm vụ giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đồng thời thực hiện công việc giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật [22, Điều 25].
Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đồng thời xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ cũng như chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [22, Điều 26].
Như vậy, về cơ bản thì việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo hệ thống thứ bậc, tương ứng với việc giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai là thẩm quyền của thủ trưởng CQHCNN từ cấp dưới lên cấp trên.
1.3.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Quá trình xem xét và giải quyết khiếu nại là một quá trình phức tạp, phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Đây là trình tự pháp lý cần thiết đảm bảo cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được chính xác, đúng pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại thường thông qua các bước sau:
* Nhận đơn, phân loại đơn và thụ lý để giải quyết
Việc nhận đơn khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức gắn liền với hoạt động tiếp công dân. Tiếp dân tuy không phải là việc trực tiếp giải quyết vụ việc khiếu nại, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong q trình xem xét, tiếp nhận các khiếu nại, góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của cả q trình giải quyết khiếu nại. Thơng qua tiếp dân, CQHCNN có thẩm quyền tiếp
nhận các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để những người có thẩm quyền, cơ quan chức năng giải quyết đúng và kịp thời khiếu nại của cơng dân. Vì vậy, tiếp cơng dân là hoạt động có tính chất bắt buộc và phải được tiến hành thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Pháp luật khiếu nại quy định, thủ trưởng CQHCNN có trách nhiệm tổ chức việc tiếp cơng dân, bố trí cán bộ chun trách tiếp công dân và bản thân họ cũng phải dành một khoảng thời gian nhất định để tiếp công dân. Chủ tịch UBND cấp xã dành mỗi tuần ít nhất một ngày, Chủ tịch UBND cấp huyện mỗi tháng ít nhất hai ngày, Chủ tịch UBND cấp tỉnh mỗi tháng ít nhất một ngày để tiếp cơng dân. Đối với cán bộ chun trách tiếp cơng dân phải có những phẩm chất nhất định như liêm khiết, trung thực, có năng lực chun mơn, am hiểu thực tế, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Khi người khiếu nại chưa viết đơn mà đến trình bày trực tiếp thì cán bộ tiếp dân phải yêu cầu hoặc giúp người khiếu nại viết thành văn bản và ký xác nhận. Khi nhận đơn, cán bộ tiếp dân phải ghi vào sổ nhận. Đây là sự xác nhận chính thức khiếu nại được tiếp nhận để xem xét tại CQHCNN có thẩm quyền. Sau đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, xác định xem vụ việc đó có đủ điều kiện để thụ lý hay không.
Khiếu nại được thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện sau:
+ Những người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
+ Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định của Pháp luật về khiếu nại.
+ Đơn khiếu nại phải có điểm chỉ hoặc chữ ký của người khiếu nại. + Khiếu nại đó chưa từng được cơ quan giải quyết khiếu nại thụ lý giải quyết lần nào.
+ Đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng có lý do chính đáng.
Như vậy, sau khi xác định khiếu nại có đầy đủ các điều kiện để giải quyết và thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết theo quy định.
* Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại được đúng đắn, kịp thời và đúng chính sách pháp luật.
Trên cơ sở đơn và các tài liệu mà người khiếu nại cung cấp, cán bộ thụ lý phải tiến hành nghiên cứu kỹ để xác định nội dung khiếu nại bao gồm những vấn đề gì, yêu cầu của người khiếu nại là gì, những căn cứ mà người khiếu nại đưa ra để chứng minh cho yêu cầu của họ có đúng pháp luật khơng, đã đầy đủ chưa. Sau khi thụ lý việc khiếu nại, nếu các tình tiết đã rõ ràng, đủ căn cứ, cơ sở pháp lý để khẳng định tính đúng, sai về nội dung khiếu nại thì cơ quan tham mưu cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại theo quy định. Nếu xét thấy cần thực hiện các bước xác minh để làm rõ các tình tiết, nội dung của khiếu nại trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại thì cơ quan tham mưu cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện các thủ tục để tiến hành thành lập đoàn (hoặc tổ) xác minh khiếu nại theo quy định.
Xác minh là nhằm mục đích thu thập chứng cứ, tài liệu làm cơ sở cho nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc khiếu nại. Khi tiến hành xác minh, cần phải khách quan, trung thực, vận dụng khéo léo, linh hoạt
các biện pháp nghiệp vụ, tìm hiểu bản chất của sự việc dẫn đến khiếu nại. Điều quan trọng là xác minh rõ nguồn gốc của chứng cứ, mức độ trung thực và chính xác của chứng cứ, xác định càng chính xác bao nhiêu thì giá trị chứng cứ càng vững chắc bấy nhiêu.
Trong q trình thẩm tra, xác minh cơ quan có thẩm quyền phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại (đối với giải quyết khiếu nại lần hai chỉ gặp gỡ, đối thoại khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết thấy cần thiết). Đây là một khâu quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, là một biểu hiện cụ thể của tính cơng khai dân chủ và có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Đối với người khiếu nại, gặp gỡ, đối thoại tạo cơ hội cho họ trình bày yêu cầu, nguyện vọng của mình, cung cấp thêm thơng tin, tài liệu để giải quyết chính xác vụ việc. Bên cạnh đó, họ sẽ được trực tiếp nghe người bị khiếu nại đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp, giải trình về QĐHC, HVHC bị khiếu nại, qua đó thấy được yêu cầu của mình là đúng hay sai. Như vậy, thông qua gặp gỡ, đối thoại, người khiếu nại sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình giải quyết khiếu nại, từ đó tăng cường khả năng giám sát của cơng dân. Đối với người bị khiếu nại thì đây là cơ hội để họ nhìn nhận lại QĐHC, HVHC của mình, cung cấp thêm thơng tin, chứng cứ để đánh giá chính xác vụ việc. Cịn đối với người giải quyết khiếu nại thì gặp gỡ, đối thoại giúp họ hiểu rõ hơn bản chất sự việc, tính chất, mức độ, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của người khiếu nại, tháo gỡ những vướng mắc, và giải quyết vụ việc khiếu nại được đúng đắn, kịp thời.
* Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm căn cứ giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết phải xem xét một cách toàn diện những
yêu cầu của người khiếu nại, đối chiếu với những tài liệu, chứng cứ thu thập được, để ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Đây là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, vì thơng qua việc ra quyết định giải quyết khiếu nại mà các yêu cầu của người khiếu nại được thỏa mãn toàn bộ, từng phần hay bị bác bỏ.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành
* Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khôi phục quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân và tổ chức; đồng thời cũng là một trong những giải pháp góp phần giải quyết tình hình khiếu nại phức tạp, dai dẳng như hiện nay.
Mục đích cuối cùng của giải quyết khiếu nại là duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước, khơi phục và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Vì vậy, để đạt được mục đích này, pháp luật đã quy định khá chi tiết và ngày càng hoàn thiện về khiếu nại, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại,… . Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng như toàn bộ hoạt động giải quyết khiếu nại của chủ thể có thẩm quyền chỉ thực sự có giá trị nếu quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế.