Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của UBND phường từ thực tiễn phường hàng bồ, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 43 - 50)

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ như trên, cơng tác giải quyết khiếu nại của các CQHCNN trên địa bàn phường Hàng Bồ vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định khiến cho tình hình khiếu nại diễn biến rất phức tạp, chất lượng giải quyết khiếu nại của UBND còn chưa cao. Những hạn chế, yếu kém nổi bật là:

Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Ở một số vụ việc, cấp uỷ đảng

và UBND phường đã chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tuy nhiên công tác chỉ đạo của lãnh đạo còn thiếu quyết liệt, chưa kịp thời, chưa toàn diện và

thiếu những giải pháp cụ thể. Hoặc đã có chỉ đạo nhưng thiếu sự đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc giải quyết khiếu nại, như các vụ việc tại phố Bát Sứ, Lãn Ơng, Hàng Bút, Thuốc Bắc… Vì vậy, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tại các khu phố này thường không cao, số vụ việc phức tạp, kéo dài cịn xảy ra. Năm 2015, trên tồn phường Hàng Bồ đã có 02 vụ khiếu nại việc giải quyết liên quan đến việc cấp GCNQDĐ, điển hình là vụ việc khiếu nại ơng Nguyễn Trung Kiên- Phó chủ tịch UBND phường có sai sót trong việc xác minh hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ơng Nguyễn Văn Sinh bị cơng dân có đơn khiếu nại, UBND phường đã ra quyết định giải quyết nhưng chưa có những giải pháp cụ thể cũng như thiếu các biện pháp răn đe cứng rắn để phòng ngừa các sai phạm sau này [50, tr.4].

Hai là, về kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết khiếu nại còn

chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều vụ việc khiếu nại đã có ý kiến kết luận và chỉ đạo giải quyết của cơ quan cấp trên, nhưng UBND phường là cơ quan có thẩm quyền cấp dưới vẫn khơng thực hiện hoặc thực hiện một cách chậm trễ, gây nên bức xúc trong nhân dân, làm tăng tình trạng khiếu nại kéo dài và khiếu nại vượt cấp. Đơn cử như vụ khiếu nại của bà Hà Thị Vượng- 40 phố Bát Sứ, Hàng Bồ khiếu nại về việc xử lý và giải quyết đơn khiếu nại của bà sai thời hạn quy định trong Luật (khiếu nại hành vi hành chính) tuy đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết từ cấp Quận nhưng do cách giải quyết chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm giữa các phòng ban cũng như sự phối hợp với UBND phường cịn chậm trễ nên dẫn đến tình trạng khiếu nại dai dẳng, gửi đơn đi nhiều nơi, nhiều cấp gây bức xúc cho người dân trên địa bàn phường.

Ba là, về công tác tiếp dân: Việc tiếp dân tại UBND phường nhiều lúc

cịn chưa gắn với cơng tác đơn đốc, chỉ đạo, kiểm tra. Thiếu sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương cũng như chính bản thân những cán bộ làm công tác tiếp dân.

Việc bố trí nơi tiếp cơng dân cịn chưa có sự thống nhất. Trên thực tế, có khơng ít lần UBND phường tiếp dân ngay tại Văn phòng UBND, hay một số khác thì tiếp dân tại bộ phận “một cửa” hoặc có thể là phịng đồng chí Chủ tịch UBND phường. Chính sự thiếu nhất quán trong việc bố trí trụ sở tiếp cơng dân đã gây khơng ít khó khăn cho người dân khi muốn đến các cơ quan công quyền để khiếu nại, kiến nghị hay phản ánh.

Tại một số thời điểm, Các đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân- UBND thường không trực tiếp tiếp công dân tại các phiên tiếp định kỳ mà giao cho cấp phó của mình để tiếp cơng dân hoặc khi cấp phó vắng mặt thì giao ln cho cán bộ làm công tác tiếp công dân tiếp dân thay. Thời gian tiếp công dân cũng không đảm bảo theo quy định của pháp luật mà thường bị rút ngắn lại một nửa. Nhiều lúc UBND phường chưa thực sự chú trọng bố trí cán bộ tiếp cơng dân, việc tiếp dân cịn mang nặng tính hình thức, cán bộ tiếp cơng dân đa số không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như là cán bộ không chuyên trách, thường là các cán bộ không chuyên trách mà chỉ kiêm nhiệm nhiệm vụ tiếp cơng dân, trình độ pháp luật cịn hạn chế, kiến thức quản lý nhà nước còn chưa thực sự am hiểu, năng lực và trình độ nghiệp vụ cịn non yếu nên chưa thể đảm nhiệm tốt vai trị của mình trong thực thi nhiệm vụ được giao.

Với những hạn chế trong công tác tiếp dân như trên mà việc tiếp dân của CQHCNN là UBND phường Hàng Bồ và người có thẩm quyền trong CQHCNN đã không phát huy được ý nghĩa đặc biệt của nó là tạo tiền đề vơ cùng quan trọng để người có thẩm quyền, cơ quan chức năng giải quyết đúng và kịp thời khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức.

Bốn là, về cơng tác hồ giải ở cơ sở

Hoà giải ở cơ sở được thực hiện tốt sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng vụ việc khiếu nại, hạn chế khiếu nại kéo dài và phát sinh phức tạp, làm giảm

bớt áp lực và sự quá tải về số lượng vụ việc khiếu nại cho các CQHCNN. Tuy nhiên, trên thực tế tại UBND phường Hàng Bồ cơng tác hồ giải ở cơ sở lại chưa thực sự được coi trọng, chưa thu hút và tạo được sự quan tâm của người dân. Các cán bộ làm công tác hồ giải nhiều nơi chỉ tổ chức mang tính hình thức mà khơng nhận thức được ý nghĩa thực sự của hoạt động này. Năm 2015 UBND phường Hàng Bồ đã kiện tồn lại 08 tổ hịa giải ở cơ sở với số lượng 30 thành viên cùng sự kết hợp với 08 đồng chí cảnh sát khu vực để cơng tác hịa giải đạt kết quả cao hơn so với những năm trước tuy nhiên việc thay đổi cũng chưa thực sự tác động được nhiều đến các thành viên tổ hịa giải vì thế, số vụ khiếu nại được giải quyết thơng qua đối thoại, hồ giải tuy có tăng nhưng vẫn ở mức độ hạn chế. Năm 2015 là 01 vụ việc (chiếm 50% tổng số vụ việc khiếu nại được giải quyết), năm 2016 là 01 vụ việc (chiếm 30/ tổng số vụ việc khiếu nại được giải quyết) [47, tr.3-4].

Năm là, về tiếp nhận đơn thư và thụ lý khiếu nại

Việc tiếp nhận đơn thư và thụ lý khiếu nại có nội dung trùng lặp cịn xảy ra nhiều, việc xử lý đơn thư chưa dứt điểm dẫn đến việc đơn thư gửi nhiều lần, nhiều cấp nhưng có nội dung giống nhau nhiều trên địa bàn phường: năm 2015 là 30,1.%, năm 2016 là 37,1%. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do việc người dân có thể khiếu nại đến đúng CQHCNN có thẩm quyền nhưng cũng có thể gửi hàng chục đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân, các phòng ban thuộc UBND quận, Thành phố cũng như các cơ quan báo chí… và từ các cơ quan này, những đơn khiếu nại từ cùng một người lại được chuyển đến cùng một cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đó là việc phiếu chuyển đơn của những cơ quan đã nhận được đơn như phiếu chuyển từ UBND quận, Thanh tra Thành phố, Ban tiếp công dân quận hay cơng văn trả lời cho các báo chí đã nhận được đơn. Vì vậy, việc tiếp nhận đơn thư khiếu

nại có nội dung trùng lặp cịn xảy ra khá phổ biến trên địa bàn phường Hàng Bồ, Hoàn Kiếm.

Sáu là, về thẩm tra, xác minh trong giải quyết khiếu nại

Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại được đúng đắn, kịp thời và phù hợp với thực tiễn, với chính sách pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thẩm tra, xác minh của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trên địa bàn phường Hàng Bồ có diễn ra nhưng ít nhiều cịn bị xem nhẹ và chưa thực sự thực hiện đúng như tầm quan trọng của nó. Các bộ phận chun mơn tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại chưa đầy đủ, còn chủ quan trong đánh giá, kết luận, nhiều trường hợp áp dụng pháp luật chưa đúng và không phù hợp thực tế. Thời hạn của việc xác minh tùy thuộc vào sự phức tạp của vụ việc và có thể kéo dài q trình xác minh trong thời gan pháp luật cho phép tuy nhiên các thành viên trong tổ xác minh còn chưa đi sâu sát vào vụ việc, nhiều lúc cịn theo ý kiến chủ quan của mình để xác minh, hay có một số trường hợp trong đơn khiếu nại yêu cầu 03 nội dung xác minh nhưng tổ xác minh chỉ xác minh 02 nội dung, nội dung cịn lại là áp đặt ý chí chủ quan của mình để giải quyết, chính vì vậy khơng ít vụ việc thẩm tra, xác minh sai kéo theo quyết định giải quyết khiếu nại thiếu chính xác, khơng đảm bảo khách quan, cơng bằng, hợp lý và tính khả thi thấp.

Bảy là, về tổ chức gặp gỡ, đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại

UBND phường Hàng Bồ luôn xác định việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại với nhân dân là nhằm phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Thông qua gặp gỡ, đối thoại, giúp người giải quyết khiếu nại hiểu rõ hơn bản chất sự việc, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, tháo gỡ được những

vướng mắc, từ đó, giải quyết khiếu nại được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện cho người khiếu nại đưa ra những bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình, trình bày tâm tư nguyện vọng, nhận thức được việc khiếu nại của mình là đúng hay sai, qua đó, chủ động rút đơn khi thấy khiếu nại khơng có căn cứ. Để đối thoại đạt hiệu quả thì người tham gia đối thoại phải nắm vững và nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc. Trên thực tế, Chủ tịch UBND phường là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, là người trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với nhân dân, bản thân người có khiếu nại nhưng lại ít khi trực tiếp gặp gỡ, thẩm tra, xác minh nội dung vụ việc khiếu nại mà giao cho các đồng chí phó chủ tịch phụ trách bộ phận liên quan, hay các bộ phận như Thanh tra xây dựng hoặc các bộ phận chuyên môn liên quan tiến hành cơng việc này. Vì vậy, bộ phận chun mơn mới là người trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại và người bị khiếu nại, sau đó tham mưu cho đồng chí Chủ tịch UBND phường để đồng chí đưa ra các kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại cho người giải quyết khiếu nại. Chủ tịch UBND phường là người ra quyết định giải quyết khiếu nại nhưng lại không trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại và người bị khiếu nại, vì vậy mà không thể nắm được bản chất vụ việc, khơng thể có cái nhìn khách quan, tồn diện về vụ việc khiếu nại.

Bên cạnh đó, ở nhiều vụ việc khiếu nại, UBND phường Hàng Bồ mới chỉ tổ chức đối thoại hồ giải mang tính hình thức. Vì vậy, số vụ việc khiếu nại được giải quyết dứt điểm hay người khiếu nại tự nguyện rút khiếu nại còn hạn chế, mà thường phát sinh phức tạp, kéo dài. Điển hình là vụ việc phức tạp của bà Hà Thị Vượng ở số 40 phố Bát Sứ là khiếu nại về hành vi hành chính trong vụ việc tranh chấp đất tại diện tích giữa nhà bà và nhà ơng Trần Văn Sinh ở 42 phố Bát Sứ đã gửi đơn đi nhiều cấp khác nhau. Đối với trường hợp khiếu nại của cơng dân trên thì UBND phường Hàng Bồ cần sự hoà giải nhiều

lần nhưng cơ bản UBND phường chỉ gặp gỡ,hồ giải về mặt hình thức chứ chưa có những giải quyết cụ thể gây nên tình trạng người khiếu kiện đã khơng chấp nhận và tình hình đang ngày càng căng thẳng hơn.

Tám là, về thời hạn giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại cịn bị các CQHCNN có thẩm quyền giải quyết vi phạm nhiều. Tuy những năm gần đây, thời hạn giải quyết khiếu nại ngày càng được rút ngắn, nhưng việc vi phạm thời hạn này vẫn diễn ra rất phổ biến. Theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 45 ngày; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì khơng quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 60 ngày; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 70 ngày (Điều 37 Luật Khiếu nại 2011) [22, tr.40]. Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng, nhiều vụ việc kéo dài hàng năm, có vụ kéo dài nhiều năm mà chưa giải quyết dứt điểm điển hình như vụ khiếu nại của Ông Vũ Xuân Thi và Bà Lưu Thị Tuyền đến nay đã 09 năm nhưng vẫn chưa có kết quả [47, tr.4].

Chín là, về triển khai thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật:

Việc triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhiều lúc còn chưa chặt chẽ, thời gian thực hiện bị dây dưa, kéo dài, số vụ việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà chưa được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế vẫn còn tồn đọng khá lớn. Năm 2014, mới chỉ có 76,82% quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu

lực pháp luật được thi hành trên thực tế, năm 2015 là 82,2 % [49, tr.5] riêng năm 2016 là 100% quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên địa bàn phường Hàng Bồ.

Nhiều vụ việc sau khi đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật, CQHCNN có thẩm quyền lại thoái thác cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện các quyết định đó, mà thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc. Khi sự việc trở thành phức tạp, căng thẳng, kéo dài mới chỉ đạo giải quyết một cách thụ động.

Nhiều trường hợp người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật lại có thái độ vơ trách nhiệm, lảng tránh hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ. Một số trường hợp, CQHCNN cố tình khơng sửa đổi hay huỷ bỏ QĐHC, HVHC bị khiếu nại của mình mặc dù đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật tuyên QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên thực tế, tại UBND phường Hàng Bồ cũng có khơng ít trường hợp, tuy Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được ban hành đúng luật và hợp lý nhưng người dân vẫn cố tình khiếu nại tiếp lên cấp cao hơn, lên cấp quận, thành phố khiến cho tình hình khiếu nại diễn biến ngày càng phức tạp.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng khơng được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Vì vậy, mục đích của hoạt động giải quyết khiếu nại khơng đạt được, quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại sẽ không được bảo vệ và khôi phục trên thực tế, từ đó, làm giảm sút uy tín của các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của UBND phường từ thực tiễn phường hàng bồ, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)