Kiểm sát hoạt động giải quyết các tố giác và tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 65 - 68)

b) Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ

2.2.2.1. Kiểm sát hoạt động giải quyết các tố giác và tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

phạm và kiến nghị khởi tố

Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác và tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố còn có những mặt hạn chế tồn tại, đó là VKS các cấp khơng nắm được đầy đủ tình hình tiếp nhận tin báo về tội phạm tại CQĐT do BLTTHS năm 2003 chưa quy định VKS có quyền năng kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ảnh hưởng phần nào đến cơng tác kiểm sát. Do đó vai trị của VKS còn thụ động trong việc nghiên cứu hồ sơ, một số hồ sơ từ cơ sở đồn, trạm chậm chuyển lên CQĐT có thẩm quyền nên nhiều vụ khơng thu thập thêm được chứng cứ, việc nghiên cứu hồ sơ kéo dài dẫn đến tình trạng tin báo quá hạn tràn lan. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong 03 năm từ ngày

01/10/2011 đến ngày 30/9/2014, CQĐT còn để quá hạn 9.754 tin. Nhiều đơn vị chưa ban hành quy chế phối hợp giữa CQĐT và VKS về công tác tiếp nhận và giải quyết tố giác và tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố nên kết quả xử lý tin báo tội phạm chưa đạt hiệu quả. Có nơi CQĐT còn chưa chú trọng trong tiếp nhận và giải quyết tin báo tội phạm, VKS phải báo cáo cấp ủy địa phương để có biện pháp chỉ đạo như ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Một số Cơ quan điều tra chưa có chuyển biến tích cực trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Lãnh đạo Viện đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra của cấp thành phố và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện báo cáo tình hình thực hiện cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra cùng cấp. Lãnh đạo Viện kiểm sát thành phố đã báo cáo đề nghị Ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có biện pháp chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn thành phố và thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch số 06 nhằm đảm bảo đạt được các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII; đồng thời kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng triển khai thực hiện thông tư liên tịch trong ngành Công an thành phố [20, tr. 2].

Công tác phối hợp giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên có nơi, có lúc chưa thật sự chặt chẽ nên ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng giải quyết tin báo, còn xảy ra trường hợp khi khám nghiệm hiện trường, CQĐT không thông báo cho VKS để cử Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát khám nghiệm theo quy định của BLTTHS; điển hình có một số vụ án VKSND cấp huyện đã để xảy ra những tồn tại, thiếu sót đó là:

- Vụ thứ nhất: Vụ án hình sự "Vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ" xảy ra vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 01/3/2015 tại đoạn đường nhựa ĐT 639B Bình Đê, xã Hồi Châu Bắc, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định do Lê Anh Tuấn điều khiển xe mô tô BKS 77C1-04860 và Nguyễn Đức Phương điều khiển xe mô tô BKS 77N9-0380 gây tai nạn giao thông với bà Lê Thị Mịnh đang đi xe đạp cùng chiều phía trước; hậu quả bà Mịnh bị chết do xuất huyết đường tiêu hóa/chấn thương vỡ lách; phẫu thuật cắt lách.

Trong quá trình kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm vụ tai nạn giao thông của Cơ quan cảnh sát điều tra - Cơng an huyện Hồi Nhơn nói trên; Kiểm sát viên được phân công chưa làm hết trách nhiệm trong việc xác định trách nhiệm hình sự của những người có liên quan trong vụ án; đó là hành vi giao cho người khơng đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (khơng có giấy phép lái xe theo quy định); dẫn đến việc, vụ án được điều tra, truy tố và khi Tịa án nhân dân huyện Hồi Nhơn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm (đối với vụ án rút kinh nghiệm) Hội đồng xét xử đã phát hiện việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm phải hỗn xét xử, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung để làm rõ hành vi theo Điều 205 BLHS [53].

- Vụ thứ hai: Vụ án Lê Văn Thủ, Trần Nhật Kiên, bị khởi tố về tội "Cố

ý gây thương tích" quy định tại Điều 104 BLHS; xảy ra vào khoảng 17h30’ ngày 22/02/2015 tại bãi biển trước quán Sao Đêm thuộc thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trong vụ án này, Lê Văn Thủ và Trần Nhật Kiên đều là các bị can và cũng là người bị hại do hành vi phạm tội của các bị can đã gây ra cho nhau. (Thủ bị thương tích 13%; Kiên 10%).

Tuy nhiên, vụ án nói trên xảy ra rõ ràng, có nhiều người chứng kiến, nhưng quá trình thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm của CQĐT - Công an thành phố Quy Nhơn đã không thực hiện đầy đủ theo các quy định của Thông tư số 06/2013 về trình tự, thời gian giải quyết; chậm phân cơng Điều tra viên,

điều tra, xác minh sự việc; thời hạn giải quyết kéo dài. Nhất là việc xác định thương tích của các bị can chưa được cụ thể rõ ràng; Cơng tác trưng cầu giám định có nhiều điểm chưa phù hợp với các tình tiết khác của vụ án, dẫn đến việc xử lý vụ án khó khăn, phải trả điều tra bổ sung hai lần, vụ án kéo dài [53].

2.2.2.2. Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)