Giải pháp, kiến nghị về công tác cán bộ của ngành kiểm sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 92 - 97)

Bên cạnh những mặt đã làm được, trong thời gian qua công tác kiểm

3.2.2. Giải pháp, kiến nghị về công tác cán bộ của ngành kiểm sát

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú trọng công cuộc cải cách tư pháp, trong đó có đề cập đến cơng tác cán bộ tư pháp nói chung và cán bộ của ngành kiểm sát nói riêng, điều đó được thể hiện rõ trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu về công tác cán bộ mà Đảng và Nhà nước đặt ra là phải tăng cường rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ, thực

hiện đúng lương tâm và trách nhiệm. Nhận định về những ưu điểm trong công tác cán bộ, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/01/2002 của Bộ Chính trị đã đánh giá như sau: "Phần lớn các cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ, nhiều đơng chí đã tận tụy với cơng việc, có những trường hợp đã hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm". Tuy nhiên, công tác của các cơ quan tư pháp nói chung, trong đó có cơng tác của ngành kiểm sát cịn nhiều hạn chế. Đảnh giá về công tác tư pháp vào thời điểm năm 2002, Đảng ta đã chỉ rõ: "Chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp" [13, tr. 195].

Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác cán bộ. Công tác cán bộ nói chung, cơng tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ, trong thời gian qua:

Việc đổi mới công tác cán bộ cịn chậm; thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu… Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp. Mơi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ đối với công việc [15, tr. 117]. Trước những yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới cần có những giải pháp để xây dựng đội ngũ cán

bộ ngành kiểm sát đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế theo chúng tôi công tác cán bộ trong thời gian tới thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, người cán bộ kiểm sát phải tự rèn luyện ý thức chính trị, phải nhận thức được tính chính trị trong cơng việc của mình, phải ln qn triệt đường lối, chính sách của Đảng vận dụng vào cơng tác kiểm sát để thực hiện tốt chức năng của mình. Rèn luyện phẩm chất đạo đức cũng như ý thức chính trị địi hỏi cán bộ, Kiểm sát viên phải nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như chủ trương, chính sách liên quan đến cơng tác của ngành kiểm sát. Việc rèn luyện ý thức chính trị phải đi đơi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát. Hoạt động thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử án hình sự là hoạt động nhạy cảm, ranh giới giữa hành vi phạm tội và vi phạm hành chính, dân sự… nhiều khi rất mong manh. Trong khi đó, các Kiểm sát viên hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với mặt trái của xã hội, với nhiều hành vi vi phạm và tội phạm. Nếu Kiểm sát viên khơng rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp sẽ rất dễ bị mua chuộc, lôi kéo, sa ngã.

Ngành phải hết sức chú trọng công tác cán bộ, gắn công tác này với việc củng cố, xây dựng Ðảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngành kiểm sát và mỗi cán bộ kiểm sát phải là tấm gương trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, thực sự trở thành chỗ dựa của công lý [40, tr. 2].

Thứ hai, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "cán bộ là cái

gốc của mọi công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Ðối với cán bộ kiểm sát, Người u cầu phải: Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn. Trong tình hình hiện nay, hơn bao giờ hết, chúng ta càng phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện lời dạy của Bác

Hồ. Người cán bộ kiểm sát phải có cái tâm trong sáng, tinh thơng nghiệp vụ, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách chính xác, khách quan; phải rèn cho mình phương pháp làm việc khoa học, cẩn trọng, khiêm tốn. Có cẩn trọng, khiêm tốn mới đủ tỉnh táo để nhận thức chân lý đúng đắn và mới có được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân [40, tr. 7].

Thứ ba, đất nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất

cả các lĩnh vực. Trong quá trình hội nhập đã và đang phát sinh nhiều loại vụ, việc mới, phức tạp như: Các tranh chấp dân sự, thương mại quốc tế, các loại tội phạm có yếu tố nước ngồi; các yêu cầu tương trợ tư pháp quốc tế; yêu cầu thực hiện các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận. Để kiểm sát giải quyết tốt các loại vụ, việc nêu trên đòi hỏi ngành Kiểm sát nhân dân phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ số lượng, tinh thông nghiệp vụ, kiến thức pháp luật quốc tế và khả năng sử dụng ngoại ngữ [23, tr. 3].

Yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ kiểm sát là vậy, để nâng cao chất lượng nguồn cán bộ cho Ngành chúng tôi đề xuất, kiến nghị một số vấn đề sau:

Cán bộ kiểm sát, kiểm sát viên VKS các cấp là những người được giao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đây là chức năng có tính đặc thù của ngành kiểm sát, ngồi VKS khơng có bất kỳ cơ quan nào khác được giao thực hiện chức năng này. Do đó, cần quan tâm tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng... những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

So với nhu cầu nhân lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nhất là việc bổ sung các nhiệm vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Luật tố tụng hành chính, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự... thì nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân cịn thiếu rất nhiều. Hiện nay, bình quân mỗi VKSND cấp huyện có 10 biên chế, trong đó 7-8 biên chế làm nghiệp vụ kiểm sát, trong khi đó VKSND cấp

huyện phải thực hiện rất nhiều khâu công tác nghiệp vụ (thực hành quyền cơng tố và kiểm sát giải quyết án hình sự; kiểm sát giải quyết án dân sự; kiểm sát giải quyết án hành chính; kiểm sát cơng tác tạm giữ, tạm giam; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự; kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; cơng tác văn phịng, tổng hợp, thống kê tội phạm), như vậy bình qn mỗi khâu cơng tác chỉ có 1 người thực hiện. Qua khảo sát cịn cho thấy, có đơn vị VKSND cấp huyện hiện nay bình quân mỗi năm thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết các loại án hình sự, dân sự đến 4.502 vụ, việc, nhưng chỉ có 24 người, bình quân mỗi người phải đảm nhận 187,5 vụ, việc/năm là quá tải (VKSND quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh). Tình trạng trên xảy ra ở nhiều đơn vị VKSND cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố lớn. Nhiều đơn vị cấp phòng thuộc VKSND cấp tỉnh, VKSNDTC chỉ có 2-3 người, thiếu rất nhiều so với nhu cầu cơng tác. Hiện trạng nói trên đặt ra yêu cầu, trong giai đoạn 2011-2020 cần tăng quy mô nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân tương ứng với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới [56, tr. 3].

So với yêu cầu nhiệm vụ thì trách nhiệm của các cán bộ, Kiểm sát viên VKS rất nặng nề trong khi thang, bậc, hệ số lương của đội ngũ cán bộ kiểm sát chỉ được sắp xếp giống như cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước là chưa thực sự phù hợp, chưa thể hiện được các yếu tố đặc thù trong hoạt động của ngành Kiểm sát. Vì vậy, theo chúng tơi, cần cụ thể hóa Điều 31 Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002 theo hướng quy định Kiểm sát viên có thang bảng lương riêng, phù hợp với lao động của Kiểm sát viên. Bởi vì, hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên là hoạt động đặc biệt, đòi hỏi cường độ lao động cao, sự đầu tư về trí tuệ lớn, trách nhiệm pháp lý nặng nề, nếu để xảy ra oan, sai phải bồi thường. Thực tế cho thấy, đại đa số cán bộ, Kiểm sát viên cịn nhiều khó khăn do đồng lương thấp. Việc đổi mới chính sách về tiền lương đối với đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp nói chung, cán bộ ngành Kiểm sát nói riêng là một nhu cầu bức thiết.

Đây cũng là giải pháp phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là: "Có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X cũng đã chỉ rõ: "Tăng lương hoặc tăng mức ưu đãi nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho các ngành... Kiểm sát, Tòa án và một số ngành dễ phát sinh tham nhũng". Thực hiện tốt chính sách ưu đãi về tiền lương, phụ cấp sẽ tạo điều kiện giúp cán bộ kiểm sát giảm bớt khó khăn, n tâm nhiệt tình cơng tác. Bên cạnh đó, cần thời đổi mới cơng tác thi đua khen thưởng, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với những cán bộ kiểm sát có nhiều thành tích xuất sắc trong cơng tác [23, tr. 5]. Công tác quy hoạch cán bộ phải được làm thường xuyên và liên tục nhằm tạo nguồn cán bộ cho việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên phải được làm một cách khách quan, tồn diện cả về mặt chính trị, phẩm chất đạo đức, chun mơn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Ngành kiểm sát bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ trong ngành nói chung, Trường Đại học Kiểm sát hàng năm đã và đang thực hiện tốt việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nói riêng để các cán bộ, Kiểm sát viên tham gia học tập, trao đổi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cơng tác, qua đó nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát. Vì vậy, việc tập huấn, bồi dưỡng của trường cần tiếp tục được duy trì.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)