Bên cạnh những mặt đã làm được, trong thời gian qua công tác kiểm
2.3.1. Quy định của pháp luật
Hệ thống pháp luật hình sự và pháp luật TTHS mặc dù đã được ban hành khá đầy đủ, nhưng có nhiều vấn đề áp dụng cịn bất cập trong thực tiễn.
Về quy định của BLHS, qua nghiên cứu cho thấy nhiều điều luật của BLHS cịn quy định chung chung khơng cụ thể, nhất là việc định lượng, xác định mức độ gây hậu quả của tội phạm như việc xác định "thế nào là nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng" không được hướng dẫn cụ thể nên thực tế các tình tiết trên tùy thuộc vào người áp dụng dẫn đến nhiều quan điểm không thống nhất. Việc hướng dẫn, giải thích luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các cơ quan tư pháp Trung ương không kịp thời, làm cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thống nhất. Từ đó,
dẫn đến việc nhận định, đánh giá chứng cứ của mỗi ngành khác nhau, ví dụ vừa qua ngành Tịa án ban hành Công văn 234 ngày 17/9/2014 đôn đốc các Tòa án địa phương thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của BLHS năm 1999 về việc "bắt buộc phải giám định hàm
lượng của các chất ma túy trong các chất nghi là chất ma túy, để lấy đó làm
căn cứ kết tội bị cáo..." dẫn đến tình trạng lượng án ma túy của cả hai cấp tồn đọng, kéo dài và xử lý không thống nhất gây khó khăn cho các CQTHTT trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Một số tội phạm quy định còn chung chung dễ dẫn đến áp dụng sai tội danh như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...
Về quy định của BLTTHS: một số quy định của BLTTHS chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên việc kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS cịn gặp nhiều khó khăn như BLTTHS năm 2003 không quy định VKS kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nên nhiều tin báo tội phạm các cơ quan này có thụ lý đầy đủ hay không VKS không nắm được, việc quy định thời hạn giải quyết tin báo tội phạm ngắn... Những vấn đề nêu trên mặc dù đã được quy định trong BLTTHS năm 2015 nhưng chưa được thi hành và chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên công tác kiểm sát của VKS chưa đạt hiệu quả. Quy định về các biện pháp ngăn chặn chặt chẽ hơn nhưng một số điều luật quy định còn chung chung như "trường hợp cần thiết", "trường hợp đặc biệt", "trường hợp cản trở điều tra" là những trường hợp nào BLTTHS khơng quy định rõ. Có những quy
định cịn trùng lặp khơng cần thiết trong cùng điều luật cần sửa đổi cho phù hợp.