Yêu cầu xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trác hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở việt nam (Trang 62 - 65)

Yêu cầu thứ nhất nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế bảo hiến hiện nay. Có thể khẳng định, hoạt động bảo vệ Hiến pháp hiện nay ở

nước ta còn tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của mơ hình bảo hiến Quốc hội thơng qua cơ chế kiểm tra, giám sát mà Việt Nam vẫn đang áp dụng. Cơ chế bảo hiến Quốc hội thể hiện rõ sự không thống nhất, rõ ràng, không được áp dụng hiệu quả trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp.

Tuy văn bản quy phạm pháp luật đã quy định (từ những quy định mang tính hiến định đến những quy định mang tính pháp định) về giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật của nước ta. Nhưng những quy định về bảo hiến trên không được áp dụng vào thực tiễn. Vì một lý do nào đó các cơ quan xây dựng văn bản đã bỏ qua những quy định của Hiến pháp, ban hành hàng loạt những văn bản vi hiến. Tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách sẽ giúp việc xử lý trách nhiệm pháp lý phát sinh, ngăn chặn những văn bản vi hiến. Xuất phát từ vấn đề trên nhận thấy cần thiết phải có mơ hình bảo hiến chun trách. Nhiệm vụ của cơ quan bảo hiến nhằm bảo vệ giá trị của Hiến pháp, kiểm tra, hạn chế và xử lý những văn bản vi hiến và những hành vi đi ngược lại Hiến pháp đồng thời tạo dựng hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn thiện.

Yêu cầu thứ hai nhằm đảm bảo việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Đảng và nhà nước đã thống nhất định hướng, chủ trương “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà nước của nhân dân, do nhân và vì nhân dân.” Nhà nước

Việt Nam xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa cơng nhân và nơng dân cùng tầng lớp trí thức là nền

tảng. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền được Hiến định khi quy định đầy đủ trong Hiến

pháp: “nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân, do nhân dân và vì nhân dân.”

Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật, trước hết là vị trí tối thượng của Hiến pháp trong đời sống chính trị xã hội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều tất yếu yêu cầu là cần xây dựng cơ chế bảo hiến hiệu quả, hiệu lực đảm bảo xây dựng nhà nước tôn trọng pháp luật và thực sự dân chủ. Để Hiến pháp được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế, cần phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ và khôi phục trật tự hiến định. Hiến pháp, tính tối thượng của pháp luật khơng thể bị xâm phạm vì bất kỳ lí do gì. Do đó, chúng ta cần phải có cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên cơ chế bảo vệ Hiến pháp trở thành một địi hỏi tất yếu. Nếu khơng có cơ chế bảo vệ Hiến pháp hoặc có nhưng cơ chế bảo hiến không hiệu quả sẽ dẫn đến tính hiệu lực của Hiến pháp bị xâm hại. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền không được đảm bảo và chúng ta sẽ khơng có được Nhà nước pháp quyền. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình thơng qua những quy định của Hiến pháp - pháp luật. Hiến pháp phải trở thành bản văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất để nhà nước và công dân tuân thủ thực hiện. Thực tế đã chứng minh khơng thể có sự tồn tại thụ động việc tuân thủ Hiến pháp của mọi đối tượng do luôn xảy ra sự vi phạm trong những giới hạn nhất định. Cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền là yêu cầu tối cần thiết và quan trọng.

Yêu cầu thứ ba nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Xây dựng mơ hình bảo hiến là bảo vệ giá trị pháp lý tối cao của Hiến

một chế định quan trọng, trung tâm của đạo luật cơ bản đất nước. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp sẽ bảo vệ nhân quyền ở mức cao nhất, các quyền công dân quy định ở Hiến pháp sẽ được bảo đảm tuyệt đối. Tồn tại cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp cũng có nghĩa tồn tại thêm cơ chế hiệu quả bảo vệ quyền con người. Quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân được quy định ở Hiến pháp nhưng trên thực tiễn để áp dụng vẫn gặp hạn chế nhất định. Bởi cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người sẽ cần nhiều thời gian để hồn thiện, bên cạnh đó cơ chế thủ tục hành chính vẫn cịn nhiều những bất cập [12]. Nhân dân cần cơ quan chun trách, có trình tự thủ tục để có thể khởi đầu yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của mình. Hình thành mơ hình bảo hiến chuyên trách sẽ giải quyết được một phần quan trọng trong yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

Yêu cầu thứ tư nhằm đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế. Hồn

thiện mơ hình bảo hiến cũng là nhiệm vụ từng bước trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế, việc xây dựng mơ hình bảo vệ Hiện pháp nhằm mục đích tạo nền tảng để bảo vệ hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự thống nhất về hệ thống pháp luật là yêu cầu cơ bản tạo nền tảng cho đất nước hội nhập tồn cầu. Khơng thể bắt đầu hợp tác quốc tế khi nền tảng pháp luật quốc gia không đủ vững vàng, chưa thể bảo vệ được các cá nhân tổ chức khi tham gia quan hệ quốc tế. Hoàn thiện pháp luật quốc gia cần bắt đầu từ hồn thiện mơ hình bảo vệ Hiến

pháp. Cần tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách để bảo vệ các giá trị nền

tảng [13]. Hiến pháp Việt Nam ghi nhận những giá trị nền tảng trong toàn

bộ hệ thống xã hội như quyền cơ bản công dân, công bằng xã hội, những giá trị được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hình thành cơ quan bảo hiến chuyên trách và độc lập nhằm đảm bảo cho sự tôn trọng các giá trị nền tảng của Hiến pháp. Các giá

trị nền tảng quốc gia luôn cần được bảo vệ tuyệt đối trước sự tác động của vô vàn những yếu tố khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)