3.4. Đề xuất mơ hình hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam
3.4.2. Cách thức tổ chức hội đồng Hiến pháp
Về cơ bản hội đồng Hiến pháp là cơ quan tập hợp của các ngành quyền lực trong hệ thống quyền lực nhà nước, có vị trí độc lập trong hoạt động bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp về cơ bản cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu sau.
Về cách thức hình thành, hội đồng Hiến pháp khẳng định là cơ quan độc lập về mặt cấu trúc, việc thành lập cần có trình tự, thủ tục rõ ràng về việc bầu, bổ nhiệm và bãi miễn thành viên của hội đồng. Các quy định thống nhất, rõ ràng thể hiện đầy đủ sự độc lập của hội đồng Hiến pháp so với các hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội bầu, bổ nhiệm và bãi miễn thành viên hội đồng Hiến pháp theo đề nghị của Chủ tịch nước dưới sự tham vấn của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp và Ủy ban pháp luật của Quốc hội. Hội đồng Hiến pháp đứng đầu là Chủ tịch hội đồng do hội đồng Hiến pháp bầu ra từ 15 thành viên theo nguyên tắc công khai, đa số. Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trong tất cả mọi hoạt động của hội đồng trước Quốc hội.
Số lượng thành viên của hội đồng quy định cụ thể và rõ ràng. Số lượng thành viên là yếu tố hết sức quan trọng khiến có thể đảm bảo được tính pháp lý, giá trị cũng như độ hiệu quả trong hoạt động của hội đồng Hiến pháp. Số lượng người đảm bảo đầy đủ đại diện cao nhất của các ngành quyền lực trong bộ máy nhà nước, có cơ chế bảo vệ cùng như cưỡng
chế thi hành đồng thời cần có sự đảm bảo về chun mơn về bảo hiến. Hoạt động hội đồng dựa trên nguyên tắc công bằng, công khai và quyết định theo đa số nên số thành viên hội đồng cần thiết là số lượng lẻ. Hội đồng cần đảm bảo đầy đủ về thành phần để tăng tính hiệu quả khi thực hiện bảo hiến. Xét những yêu cầu trên đồng thời sau khi nghiên cứu các mơ hình hội đồng Hiến pháp ở một số quốc gia, tác giả đề nghị số lượng thành viên hội đồng Hiến pháp sẽ bao gồm 15 thành viên bao gồm những chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực liên quan đến Hiến pháp có uy tín và kinh nghiệm cao. Tiêu chuẩn đối với các thành viên còn lại khơng giới hạn bởi trình độ học vấn, độ tuổi nhưng phải thực sự là những chuyên gia có chun mơn về Hiến pháp và bảo hiến, có tư tưởng, lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Ngồi những thành viên chính thức, hội đồng hiến pháp sẽ tiến hành thành lập thêm các cơ quan giúp việc nhằm đảm bảo sự hoạt động bao gồm nhiệm vụ hành chính và hỗ trợ trong việc thu thập, nghiên cứu tài liệu.
Để phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động của hội đồng, cũng như đảm bảo sự độc lập xin đề xuất nhiệm kỳ của hội đồng thời gian 6 năm không cùng với thời gian nhiệm kỳ của Quốc hội. Theo thơng lệ nhằm đảm bảo tính hiệu quả cũng như nâng cao độc lập trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp, các thành viên hội đồng sẽ được thay thế sau thời gian hoạt động. Sau 6 năm, sẽ tiến hành xây dựng hội đồng Hiến pháp với các thành viên mới.