Pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia chƣa phù hợp với tập quán trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 65)

hợp với tập quán trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại quốc tế

Các tập quán thƣơng mại quốc tế vô cùng phong phú từ các quy tắc về giao nhận và phân chia rủi ro tập hợp trong phiên bản của Incoterm cho đến những phƣơng thức thanh toán trong UCP là vô số những cách thức mà các bên trong quan hệ kinh doanh quốc tế có thể lựa chọn để phục vụ cho mục đích của mình. Việc lựa chọn tập quán nào trong kinh doanh trƣớc hết lệ thuộc vào mối quan hệ giữa các bên chứ khơng mang hàm ý là đánh giá tính tốt xấu của các tập quán khác. Bởi vậy, thật khó lý giải việc pháp luật ấn định một tập quán cụ thể để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh chỉ với mục tiêu dễ dàng cho hoạt động quản lý.

Pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia không tạo ra cơ chế đầy đủ để các bên thực hiện việc lựa chọn các tập quán kinh doanh phù hợp với từng thƣơng vụ cụ thể. Thật vậy, ngoài một số hướng dẫn mang tính nội bộ trong ngành về việc quy đổi từ giá FOB sang giá CIF, tổng cục hải quan không cho thấy cách thức để xác định giá CIF trong trƣờng hợp các bên lựa chọn các điều kiện khác trong Incoterm nhƣ nhóm điều kiện E, D. Cho nên, cán bộ hải quan thƣờng có tâm lý nghi ngại khi xử lý những hợp đồng sử dụng các điều kiện Incoterm ngồi CIF, FOB.

Pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu theo quốc gia không đƣ a ra những phƣơng án để giải quyết những thay đổi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Pháp luật hiện nay chỉ căn cứ vào những thoả thuận của các bên trong giai đoạn giao kết hợp đồng để xác định phạm vi áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng. Thật vậy, pháp luật yêu cầu hợp đồng phải ghi rõ tên ngân hàng thanh toán, thời hạn thanh toán, số tiền thanh toán, phƣơng thức thanh toán. Tuy nhiên, các điều khoản hợp đồng này đều có thể đƣợc các bên thoản thuận thay đổi cho

phù hợp với thực tế kinh doanh. Chẳng hạn trong thực tế kinh doanh các bên thực hiện việc thanh tốn thơng qua nhiều cách thức nhƣ đặt cọc, ứng tiền trƣớc cho đối tác, thanh toán từng phần, thanh toán trƣớc hoặc sau khi nhận hàng, thanh tốn bàng hình thức hàng đổi hàng. Tất cả những biểu hiện đó trong thanh tốn đều có thể trở thành ngun nhân để hải quan áp giá theo "danh mục dữ liệu giá". Nhìn chung pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu nhìn nhận hành vi kinh doanh nhập khẩu trong trạng thái tĩnh, tách rời các hoạt động đó khỏi mơi trƣ ờng kinh doanh đầy sống động và biến chuyển không ngừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 65)