Xây dựng một số công cụ pháp lý để đấu tranh với những hành vi gian lận trị giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 101)

vi gian lận trị giá

Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung của quản lý nhà nƣớc không phải là tìm các biện pháp nhằm áp đặt trị giá tính thuế nhập khẩu mà là xây dựng và thực hiện các công cụ pháp lý nhằm quản lý rủi ro trị giá. Cách tiếp cận mới này về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực trị giá hải quan địi hỏi phải có những thay đổi mạnh mẽ trong tƣ duy xây dựng và thực hiện pháp luật. Bởi vì, pháp luật sẽ đƣợc nhìn nhận nhƣ một hệ thống tín hiệu, các chỉ báo để cảnh báo, phát hiện và xử lý các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực trị giá, đặc biệt là những rủi ro về khai báo gian lận trị giá tính thuế. Cũng cần phải khẳng định ngay rằng, sự thay đổi ở đây không liên quan đến vấn đề bản chất hay loại hình pháp luật. Sự thay đổi đó chỉ đƣợc giới hạn trong phạm vi những nhận thức mới về hiệu năng của pháp luật mà thơi. Với ý nghĩa đó, các cơng cụ pháp luật quản lý rủi ro trị giá không đặt trọng tâm vào việc xây dựng những tiêu chuẩn hay những mơ hình cho các phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, mà thêm vào đó, chúng quan tâm tới các yếu tố, các quan hệ phát sinh hoặc có liên quan tới các quan hệ xã hội về trị giá tính thuế nhập khẩu. Xuất phát từ những biểu hiện, những mối quan hệ bên ngồi có thể kiểm chứng đƣợc cụ thể đó, các cơng cụ pháp lý này đánh giá và đi đến kết luận về những rủi ro trị giá

hải quan. Có gì khác biệt với những điều vừa trình bày với thuật ngữ hậu kiểm hay khơng? Điểm khác biệt có thể chỉ là, nếu nhƣ cơ chế hậu kiểm dựa nhiều vào các yếu tố môi trƣờng xã hội và kinh tế xung quanh nhƣ nhà nƣớc, bạn hàng, khách hàng để giám sát hành vi kinh doanh cụ thể nào đó, thì cơng cụ pháp lý quản lý rủi ro chủ yếu dựa trên chính hoạt động của chủ thể kinh tế liên quan đến hàng hoá nhập khẩu. Cơ sở kinh tế của mối quan tâm đó chính là sự vận động thống nhất của dòng tiền hàng nhập khẩu nhƣ đã đƣợc xem xét ở phần trên.

Dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc và một số văn bản tƣ vấn của Tổ chức hải quan thế giới, căn cứ vào nhu cầu và điều kiện hiện nay của nƣớc ta, một số công cụ pháp lý quản lý trị giá tính thuế nhập khẩu trình bày dƣới đây có thể đƣợc nghiên cứu tham khảo vận dụng.

- Xây dựng các quy định về kiểm tốn hải quan. Có hai nội dung cần xem xét. Một là, nhà nƣớc phải ban hành hệ thống các chuẩn mực kiểm toán hải quan, cũng nhƣ hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế, phản ánh và ghi nhận trị giá giao dịch trong quan hệ nhập khẩu. Hiện nay, nhiều chuẩn mực kế toán Việt nam đã đƣợc Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, một chuẩn mực kế toán cho các giao dịch thƣơng mại trong kinh doanh quốc tế dƣờng nhƣ chƣa đƣợc đề cập một cách thoả đáng, chúng thƣờng đƣợc kết hợp trong những chuẩn mực chung về doanh thu hay về chi phí. Hai là, thiết lập bộ máy kiểm toán hải quan và giao cho những quyền hạn pháp lý phù hợp.

- Xây dựng hệ thống giám sát hải quan phục vụ yêu cầu đánh giá và hạn chế rủi ro trị giá. Khía cạnh tổ chức của cơng việc này có lẽ đã dƣợc Luật hai ruqan hiện hành giải quyết tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, một số khía cạnh nội dung cần quan tâm xây dựng. Một là, xây dựng hệ thống phân loại hàng hoá phù hợp hơn so với hệ thống phân loại của tổ chức hải quan thế giới. Hệ thống phân loại hiện nay vẫn dựa trên tính chất và mục đích sử dụng vừa dễ bị lợi dụng gian lận vừa khơng cho biết đƣợc nhóm hàng có nguy cơ gian lận trị giá cao để đề phòng hạn chế rủi ro. Hai là, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng hệ thống thông tin giá. Ngành hải quan từ năm 2004 đã triển khai hệ thống thông tin

điện tử về trị giá tại tất cả các cửa khẩu nhƣng giá trị pháp lý của những thơng tin đó khơng đƣợc khẳng định rõ ràng vì thế nó làm cho hệ thống thơng tin trị giá không minh bạch và hoạt động hiệu quả.

- Củng cố và hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan là một hoạt động khá mới của ngành hải quan. Chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra sau thông quan là rất nặng nề đặc biệt là ngành hải quan đang chuyển dần từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Tuy vậy, công tác kiểm tra sau thông quan vẫn chƣa thực sự phát huy đƣợc những hiệu quả nhƣ mong đợi đặc biệt là trong lĩnh vực hạn chế gian lận qua trị giá. Dƣới đây là một số ý kiến trong việc tăng cƣờng và củng cố công tác kiểm tra sau thông quan:

Một là, pháp luật cần mở rộng thẩm quyền hơn nữa cho lực lƣợng kiểm

tra sau thông quan. Muốn vậy, pháp luật cần trao cho lực lƣợng kiểm tra sau thông quan đƣợc quyền thu thập thơng tin, trinh sát để tìm ra những chứng cứ vi phạm khi có dấu hiệu vi phạm.

Hai là, có kế hoạch để hình thành đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan

đủ năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phải coi đó là chìa khố chính đi đến sự thành cơng.

Ba là, mơ hình kiểm tra sau thơng quan phải đƣợc xây dựng trên những

chuẩn mực cần thiết và tuân theo một quy trình chặt chẽ.

- Cần sớm ban hành một thơng tƣ liên bộ Tài chính-Ngân hàng nhà nƣớc, trong đó quy đinh và hƣớng dẫn cụ thể các ngân hàng về trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan khi đƣợc yêu cầu. Ngƣợc lại, khi cần xác minh tại ngân hàng, cơ quan hải quan nên có những yêu cầu cụ thể hợp lý để tránh phiền phức cho ngân hàng và đảm bảo chế độ quản lý bảo mật cảu ngân hàng trong các thông tin về giao dịch và tài sản cho khách hàng của họ.

- Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý trị giá nhằm hạn chế gian lận qua giá là chúng ta phải tăng cƣờng công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu tới công đồng các doanh nghiệp ở trong nƣớc và các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài nhằm tăng thêm ý thức chấp hành pháp luật

của doanh nghiệp. Có những biện pháp khuyến khích những doanh nghệp chấp hành tốt pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu và có những chế tài xử lý thật nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp cố tính gian lận.

- Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị cho cơ quan hải quan, đẩy manh cải cách hiện đại hố quy trình nghiệp vụ. Xây dựng riêng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ công tác xác định trị giá và kiểm tra sau thông quan. Xây dựng hệ thống phần mềm cung cấp trao đổi dữ liệu thông tin với các cơ quan liên quan nhƣ thuế, kho bạc. Về con ngƣời, cần tăng cƣờng công tác đào tạo, hƣớng dẫn cán bộ làm công tác giá.

Kết luận chƣơng 3

Hồn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu là một địi hỏi tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu là một quá trình phù hợp với quan điểm đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Nội dung cơ bản của q trình hồn thiện này nhằm chuyển đổi từ hệ thống xác định trị giá tính thuế mang nặng tính hành chính sang hệ thống xác định trị giá phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế, nhất là hiệp định trị giá GATT 1994.

KẾT LUẬN

Trị giá tính thuế nhập khẩu là một hiện tƣợng kinh tế và pháp lý đặc thù. Bởi vì, nó phản ánh sự liên hệ quan lại giữa những đòi hỏi tất yếu của hoạt động giao thƣơng quốc tế với yêu cầu quản lý, điều tiết của nhà nƣớc thông qua công cụ pháp luật. Mối liên hệ đó chịu sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ và hay biến động của các nhân tố về chính sách kinh tế, tài chính của từng quốc gia, quan hệ đối ngoại, nhất là trong lĩnh vực kinh tế giữa các nƣớc. Vì vậy, nội dung, đặc điểm và phƣơng pháp điều chỉnh của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu cũng ln ở trạng thái vận động phù hợp với những thay đổi khách quan đó. Nghiên cứu pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho phép rút ra một số kết luận sau:

Pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu phải là một chỉnh thể thống nhất. Tính thống nhất đó thể hiện bằng những mối liên hệ logic có tính pháp lý giữa từng nội dung pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu với nhau và giữa bộ phận pháp luật này với bộ phận pháp luật khác. Pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở nƣớc ta hiện nay, địi hỏi pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu phải vận động tƣơng thích với những chuẩn mực pháp lý quốc tế, đặc biệt là hiệp định trị giá GATT 1994.

Pháp luật về trị giá tính thuế nhập khẩu hiện hành vẫn duy trì nhiều phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế có bản chất và mục tiêu khác nhau. Tính chất quá độ của pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu ở nƣớc ta là rất rõ ràng. Hệ quả là cịn tồn tại nhiều quy đinh khơng phù hợp với thực tiễn kinh doanh và yêu cầu của hội nhập kinh tế. Một số quy định mới vẫn cịn manh nha và mang tính thử nghiệm, chƣa thật sự trở thành động lực cho sự thay đổi triệt để nội dung, tính chất và phƣơng pháp điều chỉnh của bộ phận pháp luật này.

Hồn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu là một yếu tố để đáp ứng những đòi hỏi tự thân của nền kinh tế và phù hợp với quá trình tham gia vào các

tổ chức thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ thực hiện các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Hoàn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu là một q trình địi hỏi phải có những bƣớc đi thích hợp trên cơ sở của những điều kiện kinh tế xã hội và năng lực quản lý của nhà nƣớc. Xu hƣớng hồn thiện pháp luật trị giá tính thuế nhập khẩu là phải phù hợp với pháp luật quốc tế, tập qn và thơng lệ quốc tế về trị giá tính thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 101)