Kinh nghiệm kiểm soát chi đầutư của một số quốc gia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận án

2.5.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi đầutư của một số quốc gia

Một là, kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp. Quản lý chi ngân sách của Pháp là quản lý chi

theo kết quả đầu ra. Phân bổ dự toán ngân sách được thực hiện hai lần một năm. Tổng cục Kho bạc chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý ngân quỹ và quản lý nợ. Các chi nhánh của Tổng cục Kế tốn cơng (hệ thống các Kho bạc địa phương) nhận đề nghị thanh toán từ ĐVSDNS để KSC thơng qua các kế tốn viên (biên chế tại ĐVSDNS). Toàn bộ các khoản thanh toán được thực hiện từ tài khoản tập trung tại Ngân hàng trung ương. Tổng cục Kế tốn cơng cũng chịu trách nhiệm về cơng tác kế tốn cho các ĐVSDNS về lập báo cáo quyết tốn tài chính. Kho bạc chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản chi tiêu ngân sách ở cả chính quyền trung ương và địa phương. Trách nhiệm của Kho bạc Pháp trong KSCĐT công như sau:

Tham gia Ủy ban đấu thầu để nắm và kiểm tra ngay từ đầu giá trúng thầu: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, phải thực hiện thanh tốn theo đề nghị của CĐT cho nhà thầu và có trách nhiệm thu hồi vốn đã tạm ứng theo tỷ lệ.

Kiểm soát khối lượng thực hiện so với khối lượng trong hồ sơ trúng thầu: Thanh toán trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng (trong phạm vi hợp đồng) và đơn giá trúng thầu được kiểm sốt viên tài chính kiểm tra.

Các khoản chi tiêu của dự án đều được kiểm sốt viên tài chính kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp trước khi chuyển chứng từ đến Kho bạc thanh tốn cho người thụ hưởng.

Kho bạc khơng tham gia Hội đồng nghiệm thu và không chịu trách nghiệm về khối lượng thanh tốn. Kho bạc có trách nhiệm giữ 5% giá trị hợp đồng thực hiện bảo hành cơng trình của nhà thầu trên tài khoản đặc biệt tại Kho bạc; Khi kết thúc thời hạn bảo hành, trên cơ sở cam kết của hai bên về nghĩa vụ bảo hành, Kho bạc tiến hành trích tài khoản đặc biệt trả cho nhà thầu hoặc chi trả tiền sửa chữa (theo dự toán được xác định giữa của nhà thầu và đơn vị sửa chữa). Số tiền bảo hành cơng trình khơng được tính lãi trong thời gian tạm giữ ở tài khoản đặc biệt tại Kho bạc. [73]

Hai là, kinh nghiệm của Hàn Quốc. Về lập kế hoạch, phân bổ ngân sách cho DAĐT:

Dựa trên cơ sở khung chi tiêu trung hạn (5 năm) do Chính phủ ban hành cùng với các chính sách theo quy trình từ trên xuống, việc phân bổ ngân sách hàng năm bắt đầu từ việc xác định kế hoạch đầu tư (KHĐT) trung hạn. Hệ thống ngân sách được thực hiện và quản lý tập trung, trong đó Bộ Chiến lược và Tài chính giữ vai trị chủ đạo trong việc lập kế hoạch ngân sách, chuẩn bị và thực hiện các DAĐT công, các quyết định liên quan đến ngân sách của Hàn Quốc. Mặt khác, Bộ Chiến lược và Tài chính cịn xây dựng một hệ thống quản lý tổng thể chi phí dự án nhằm theo dõi chi phí đầutư cơng để nắm được chi phí phát sinh trong chu kỳ dự án từ khi lập kế hoạch đến khi hồn thành xây dựng trên ngun tắc “khơng được phép tăng quy mô xây dựng thông qua việc sửa đổi thiết kế loại trừ các trường hợp không thể tránh khỏi”; trước khi điều chỉnh, Bộ chủ quản phải tham khảo ý kiến của Bộ Chiến lược và BTC về điều chỉnh dự án. Các dự án tự động được thẩm định lại nếu chi phí thực tế tăng lên 20% so với dự án đã được duyệt. [51]

Ba là, kinh nghiệm của Trung Quốc. Trung Quốc rất chú trọng tới xây dựng chiến lược

triển khai nghiêm túc, là căn cứ quan trọng để hình thành ý đồ về DAĐT, lập DAĐT và triển khai thực hiện dự án đó từ nguồn NSNN.

Chi phí đầu tư tại các dự án từ NSNN được xác định theo nguyên tắc “Lượng thống nhất – Giá chỉ đạo – Phí cạnh tranh”. Theo nguyên tắc này, chi phí đầu tư được phân tích, tính tốn theo trạng thái động phù hợp với cơ chế khuyến khích đầu tư và diễn biến giá cả trên thị trường xây dựng theo quy luật cung – cầu. Quản lý chi phí đầu tư của các dự án thể hiện được mục đích cụ thể: về xác định chi phí đầu tư hợp lý; khống chế chi phí đầu tư; khống chế chi phí đầu tư có hiệu lực và đem lại lợi ích cao nhất.

Trong giai lập DAĐT, các nhà tư vấn đầu tư sử dụng đồng thời phương pháp đánh giá KTXH và đánh giá kinh tế - tài chính, giúp CĐT lựa chọn dự án với phương án chi phí hợp lý nhất.

Giai đoạn thiết kế, các nhà tư vấn sử dụng phương pháp phân tích giá trị để lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp nhằm hình thành chi phí hợp lý nhất. Quản lý chi phí đầu tư tại các dự án vẫn áp dụng cơ chế: lập, xét duyệt và khống chế chi phí đầu tư.

Giai đoạn cuối: ngun tắc quyết tốn dự án khơng vượt q giá đầu tư đã xác định ban đầu.

Khống chế chất lượng, thời gian và giá thành cơng trình xây dựng xun suốt từ giai đoạn hình thành ý tưởng đầu tư, chủ trương đầu tư... đến kết thúc xây dựng, bàn giao cơng trình đi vào sử dụng, thông qua quan hệ hợp đồng kinh tế; cơ chế giám sát Nhà nước và giám sát xã hội.

Giá xây dựng được hình thành theo cơ chế thị trường, Nhà nước công bố định mức xây dựng chỉ để tham khảo; khuyến khích sử dụng hợp đồng trong đầu tư theo thông lệ quốc tế. Xây dựng, phát triển mạnh việc sử dụng các kỹ sư định giá trong việc kiểm sốt, khống chế chi phí xây dựng. Chú trọng tới việc xây dựng hệ thống thơng tin dữ liệu về chi phí xây dựng, cung cấp các thông tin về giá xây dựng đảm bảo tính minh bạch và tính cạnh tranh trong kinh tế thị trường. [72]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w