Kinh nghiệm kiểm soát cam kết chi đầutư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 50 - 52)

7. Kết cấu của luận án

2.5.2. Kinh nghiệm kiểm soát cam kết chi đầutư

Một là, kinh nghiệm của Cộng hịa Pháp. Kiểm sốt CKC là việc kiểm sốt mang tính

chất hành chính được thực hiện trước khi chi ngân sách và được thi hành bởi một cơ quan hành chính. Từ năm 1919 Nhà nước Pháp đã rất quan tâm đến việc thiết lập và kiểm soát nghiêm ngặt đối với các khoản chi của Nhà nước và biên chế các kiểm sốt viên tài chính trong Bộ Ngân sách. Luật ngày 11/8/1992 có hiệu lực, nghiệp vụ kiểm sốt tài chính mới được thực thi.

i) Chuẩn chi viên: Thủ trưởng các đơn vị có quan hệ với ngân sách và những người được họ ủy quyền có thẩm quyền CKC [ngân sách Trung ương (NSTW) là các Bộ trưởng; NSĐP (chuẩn chi viên cấp 2) là các Giám đốc Sở và những người được họ ủy quyền].

ii)Kiểm sốt viên tài chính: là cơng chức thuộc Bộ Ngân sách và được lựa chọn trong số các công chức tại những đơn vị trực thuộc Bộ Ngân sách.

Kiểm sốt viên tài chính tự mình thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt được giao và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc đó. Họ bị cấm khơng đượclàm một chức vụ nào khác ngồi chức vụ kiểm sốt.

Tại Trung ương một kiểm soát viên tài chính phụ trách việc kiểm sốt các CKC của mỗi Bộ và một số đơn vị sự nghiệp công lớn.

Trong từng đơn vị Kho bạc có Phịng kiểm sốt tài chính và do kiểm sốt viên tài chính trực tiếp phụ trách. Về pháp lý, kiểm sốt viên tài chính là cán bộ thuộc Vụ Ngân sách, nhưng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Kho bạc. Nhiệm vụ kiểm sốt viên tài chính gồm: (i) Xem xét trước các văn bản cam kết: Trước khi quyết định cuối cùng được đưa ra, họ nghiên cứu, xem xét tính hợp lệ của các văn bản đó và nếu chấp nhận được sẽ đóng dấu thị thực lên văn bản. Xem xét các quyết định cam kết các nội dung sau: Khoản chi có đúng mục lục ngân sách khơng?, mục chi cịn dự tốn khơng?, tính chính xác của các dự tốn?, áp dụng các quy định về tài chính, chấp hành ngân sách có phù hợp với phê duyệt khơng?... Kiểm sốt viên có thể từ chối thị thực chấp nhận nếu cịn bất đồng ý kiến với đơn vị chuẩn chi và báo cáo về BTC; (ii) Kiểm soát lệnh chuẩn chi: Kiểm sốt viên tài chính phải chắc chắn là mọi quyết định cam kết đều phải qua họ kiểm sốt; khơng chấp thuận các cam kết đã có visa bị sửa đổi; tất cả các lệnh thanh tốn hay lệnh ủy quyền kinh phí đều phải qua kiểm sốt tài chính; mọi lệnh chuẩn chi khơng có visa hồn tồn khơng có hiệu lực đối với kế tốn thanh tốn; (iii) Thơng tin cho Bộ trưởng BTC: Các kiểm sốt viên tài chính được đặt vào vị trí thuận lợi để quan sát hoạt động của các cơ quan mà họ kiểm sốt, có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin với Bộ trưởng BTC những thơng tin hữu ích về tình hình chấp hành ngân sách của Bộ mà họ được giao nhiệm vụ kiểm soát CKC [71].

Hai là, kinh nghiệm của Liên bang Nga. Tại Cộng hòa Liên bang Nga, Kho bạc Liên

bang quản lý và vận hành hệ thống mua sắm đấu thầu tập trung. Trước khi thực hiện khoản chi NSNN, ĐVSDNS cam kết với Kho bạc theo giá trị hợp đồng dự kiến và phải được Kho bạc chấp thuận, cho phép đăngtrên hệ thống mua sắm đấu thầu. Trên cơ sở kết quả đấu thầu, ĐVSDNS thực hiện CKC với Kho bạc theo giá trị hợp đồng đã ký (hợp đồng điện tử trên hệ thống mua sắm đấu thầu tập trung). Việc mua sắm tài sản tập trung tại Liên bang Nga được thực hiện theo quy định của Luật quản lý tài sản công ban hành từ năm 2013. Hệ thống thông tin

quản lý mua sắm công tập trung được thực hiện từ năm 2016, với chức năng chính là quản lý thông tin về mua sắm tài sản công tập trung và quy trình mua sắm. CKC được thực hiện tích hợp với mua sắm tài sản cơng thơng qua đấu thầu mua sắm và sử dụng kết quả tại Bước 7 quy trình đấu thầu (Ký hợp đồng giữa bên mua và bên bán), cụ thể như: Sàn giao dịch sẽ đẩy thông tin về hệ thống mua sắm công tập trung sau khi lựa chọn được nhà thầu, bên đặt hàng và nhà thầu ký kết hợp đồng trên hệ thống này (hợp đồng điện tử), tất cả nội dung của hợp đồng được cung cấp công khai lên hệ thống này.

Thông tin liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, bên mua phải cập nhật liên tục lên hệ thống thông tin quản lý mua sắm tài sản công tập trung. Hệ thống sẽ tự động đẩy vào hệ thống ngân sách điện tử để thực hiện CKC đối với khoản mua sắm này, trên cơ sở CKC này KB sẽ thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp [71].

Ba là, khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Tại Hội thảo về định

hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030, Đoàn chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đã đánh giá về kiểm soát CKC NSNN và đề xuất định hướng xây dựng cơ chế kiểm soát CKC NSNN đối với KBNN, cụ thể như sau:

KBNN đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong việc thiết lập các năng lực quản lý tài chính cơng cốt lõi như: Các khoản chi ngân sách hầu hết đều được thanh toán thẳng vào tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng; Hệ thống kiểm soát các khoản CKC giá trị cao đã được đưa vào áp dụng, cổngDVCTT đã được thiết lập để tạo thuận lợi cho các ĐVSDNS nộp hồ sơ vào hệ thống TABMIS... và TABMIS được mở rộng đến mọi ĐVSDNS thơng qua cổng DVCTT, sẽ có cơ hội áp dụng kiểm soát CKC từ trước khi hợp đồng được ký kết. Cơ chế đăng ký các khoản CKC có giá trị cao hiện nay trong TABMIS là một khởi đầu tốt, nhưng chưa đủ để ngăn ngừa việc các ĐVSDNS CKC vượt quá dự toán được phân bổ. Qua thời gian, KBNN có thể cân nhắc việc phân quyền kiểm soát chi hơn nữa và chỉ tập trung nỗ lực kiểm sốt của mình vào những nội dung/mảng rủi ro cao. Nên thực hiện việc phân quyền theo từng giai đoạn, với các trách nhiệm được xác định lại rõ ràng, cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình mạnh mẽ hơn [71].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w